Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG TÂY NGUYÊN

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  • Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.
  • Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một sồ tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện lịch sử.

Năng lực đặc thù:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  • Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên như: trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện...
  • Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng...
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý trân trọng, tiết kiệm các sản phẩm do con người tạo ra.
  • Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
  • Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc vùng Tây Nguyên.
  • Yêu nước: thể hiện niềm tự hào về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh về một số dân tộc và một số nhà Rông ở vùng Tây Nguyên (nếu có).
  • Video về hoạt động sản xuất, lễ hội ở vùng Tây Nguyên (nếu có).
  • Tranh ảnh, tư liệu video clip về các nhân vật lịch sử
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Kết nối kiến thức của HS đã biết với kiến thức trong bài.

- Tạo hứng thú, gợi được những hiểu biết của HS về các sản phẩm thủ công và lễ hội nổi tiếng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi phần Khởi động (SHS tr.86): Hãy nêu tên một anh hùng, lễ hội hoặc sản phẩm 1 cây công nghiệp nổi tiếng ở Tây Nguyên.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Một số anh hùng: Ama Jhao, N’Trang Gưh, Y Jut, Vua Lửa Ôi Ất, N’Trang Lơng, SămBrăm,

+ Một số lễ hội: Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, Lễ hội đua voi, Lễ mừng cơm mới (lễ mừng lúa mới), Lễ hội cafe, Lễ bỏ mả, Lễ tạ ơn cha mẹ...

+ Một số cây công nghiệp nổi tiếng: cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu,...

- GV cho HS nghe bài hát Cô gái vót chông của vùng Tây Nguyên:

https://www.youtube.com/watch?v=pV-3nkqiLZA

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 16 – Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Dân cư

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư ở vùng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.

- Sử dụng bảng số liệu so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với - các vùng khác.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin, dựa vào bảng 1 trang 86 SGK và tranh ảnh về một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên (nếu có).

 

           Người Gia Rai                      Người Ê Đê

 

           Người Ba Na                    Người Mnông

+ Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.

+ So sánh mật độ dân số ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác và nhận xét sự phân bố dân cư của vùng này.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ bản đồ, lược đồ.

- GV đánh giá, nhận xét và tổng kết:

+ Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông, Kinh, Mông, Tày, Thái, Nùng,...

+ Đây là vùng thưa dân nhất ở nước ta. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều hơn ở các đô thị và ven trục giao thông chính.

* Hoạt động sản xuất

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin và dựa vào bảng 2 trang 87 SGK.

+ Kể tên một số cây công nghiệp lâu năm và cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.

+ Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.

+ Giới thiệu về một số sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên mà em đã tìm hiểu (câu hỏi này không bắt buộc, khuyến khích HS làm).

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có).

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

+ Tây Nguyên trồng các cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,... trong đó nhiều nhất là cà phê.

+ Thuận lợi: Có diện tích đất đỏ badan tơi xốp và khí hậu thuận tiện.

+ Khó khăn: Thiếu nước tưới vào mùa khô, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoạt động chăn nuôi gia súc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hoạt động chăn nuôi gia súc ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin và dựa vào bảng 3 trang 88 SGK, em hãy:

+ Cho biết gia súc nào được nuôi nhiều ở vùng Tây Nguyên.

+ Trình bày hoạt động chăn nuôi gia súc ở vùng Tây Nguyên.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV nhận xét và tổng kết:

+ Gia súc được nuôi nhiều ở vùng Tây Nguyên là trâu, bò.

+ Tây Nguyên có nhiều đồng cỏ thuận lợi để chăn nuôi gia súc. Hiện nay, chăn nuôi gia súc ở đây đang được phát triển với nhiều hình thức như chăn thả tự nhiên và chăn nuôi chuồng trại.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoạt động phát triển thuỷ điện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hoạt động phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin và quan sát hình 2 trang 82 SGK, em hãy:

+ Tìm và chỉ vị trí một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên và cho biết

những nhà máy đó nằm trên sông nào.

 + Trình bày những lợi ích của việc phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

+ Ở vùng Tây Nguyên có nhiều công trình thuỷ điện, cung cấp điện cho sản xuất và đời sống của người dân. Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới vào mùa khô, là nơi nuôi trồng thuỷ sản và tạo cảnh đẹp để phát triển du lịch.

+ Nhà máy thuỷ điện: I-a-ly, Sê San 3, Sê San 3A trên sông Krông Bơ Lan; Srê Pôk 3, Đrây H’ling trên sông Đắk Krông.

- GV cho HS xem video clip về hoạt động phát triển thuỷ điện.

https://www.youtube.com/watch?v=XR8wmTJ0wVY

* Một số nét chính về văn hoá

Hoạt động 5: Khám phá buôn làng và nhà rông

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm nhà rộng ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin và quan sát hình 4 trang 89 SGK, em hãy mô tả nhà rộng ở vùng Tây Nguyên.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả. Các cặp khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

+ Nhà rộng là ngôi nhà to, được làm từ gỗ, tre, nứa. Mái nhà rông cao và to.

+ Nhà rộng là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn, dùng để làm nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách. Nhà rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng.

- GV cho HS xem video về nhà rông:

https://www.youtube.com/watch?v=oXm--xDRUl8

Hoạt động 6: Khám phá lễ hội và nhạc cụ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên một số lễ hội và mô tả hoạt động chính trong lễ hội ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin và quan sát hình 5, 6 trang 89 SGK:

+ Kể tên một số lễ hội ở vùng Tây Nguyên.

+ Mô tả hoạt động chính trong lễ hội ở vùng Tây Nguyên. Với HS ở vùng Tây Nguyên thì mỗi nhóm có thể mô tả hoạt động trong một lễ hội cụ thể.

- GV mời đại diện HS một nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và tổng kết:

+ Một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên như: lễ hội Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,...

+ Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng âm thanh trầm hùng của các nhạc cụ độc đáo như: cồng, chiêng, đàn tơ-rưng, đàn krông-pút,..

- GV trình chiếu hình ảnh về những lễ hội ở vùng Tây Nguyên:

Lễ hội cồng chiêng

Lễ hội Mừng lúa mới

- GV cho HS xem video về các nhạc cụ của vùng Tây Nguyên:

https://www.youtube.com/watch?v=pjvhgDA0MaA

* Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Hoạt động 7: Tìm hiểu về truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên qua sử dụng các tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về nhân vật.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS làm việc nhóm, hướng dẫn các nhóm khai thác thông tin, tư liệu, kết hợp quan sát các hình 7, 8:

+ Tìm hiểu, kể lại câu chuyện lịch sử về các nhân vật N’Trang Lơng, Đinh Núp

+ Hoàn thành thông tin vào Phiếu học tập tương ứng với nhân vật mình được giao nhiệm vụ.

   

- GV phân nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Đọc SGK và kể lại câu chuyện về nhân vật N’Trang Lơng.

+ Nhóm 3, 4: Đọc SGK và kể lại câu chuyện về nhân vật Đinh Núp.

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm

Phiếu học tập

Đọc thông tin mục 4 kết hợp quan sát các hình 7, 8 (trang 90 – 91 SGK), hãy hoàn thành những nội dung dưới đây về nhân vật lịch sử.

 

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc theo gợi ý dưới hình thức kể chuyện. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn hóa nội dung và tổng kết, biểu dương.

+ Nhân vật N’Trang Lơng:

·        N’Trang Lơng là một tù trưởng người dân tộc Mnông sống tại buôn Bu Par (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông ngày nay).

·        Căm phẫn trước sự đàn áp của thực dân Pháp, ông đã kêu gọi dân làng đứng lên chống Pháp.

·        Lòng yêu nước, căm thù giặc của ông đã làm lay động trái tim của người dân, làm cho quân giặc khiếp sợ.

+ Nhân vật Đinh Núp:

·        Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stor (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

·        Đinh Núp đã chứng kiến nhiều nỗi khổ, bất công của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.

·        Năm 1995, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong bài.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Trò chơi Ai nhanh hơn?

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi. 

- GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng.

- GV đọc câu hỏi:

Câu 1: Vùng nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

A. Duyên hải miền Trung.

B. Nam Bộ.

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng Bắc bộ.

Câu 2: Đâu không phải cây trồng của vùng Tây Nguyên?

A. Cây cao su.

B. Cây hồ tiêu.

C. Cây cà phê.

D. Cây đước.

Câu 3: Gia súc được nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên là?

A. Trâu, bò.

B. Lợn.

C. Gà, vịt.

D. Bò sữa.

Câu 4: Sông ngòi ở Tây Nguyên có đặc điểm gì?

A. Ít sông ngòi.

B. Nhiều thác ghềnh.

C. Sông sâu, nhiều phù sa.

D. Sông ngòi ngắn, nhỏ.

Câu 5: Đâu không phải nhạc cụ của người dân vùng Tây Nguyên?

A. Cồng.

B. Sáo trúc.

C. Chiêng.

D. Đàn đá.

- GV mời các đội xung phong trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

A

B

B

Nhiệm vụ 2. HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SHS tr.91

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (6 HS/nhóm) và đưa ra câu hỏi:

+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào về tự nhiên để trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc và phát triển thuỷ điện?

+ Hãy vẽ vào vở sơ đồ thể hiện những nét chính về văn hoá của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.

+ Em hãy nêu những hành động thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có).

- GV biểu dương nhóm có câu trả lời sáng tạo.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ.

+ Nhiệm vụ 1: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về hoạt động sản xuất cà phê ở Tây Nguyên (điều kiện, nơi trồng nhiều cà phê, các sản phẩm cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trong và ngoài nước,...).

+ Nhiệm vụ 2: Giới thiệu về một nhân vật lịch sử mà em ấn tượng nhất trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.

- GV gợi ý:

+ Điều kiện trồng cà phê: đất đỏ badan tơi xốp, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê.

+ Nơi trồng nhiều cà phê: Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Đắk Mil (Đắk Nông), Đắk Hà (Kon Tum), Chư Sê (Gia Lai).

+ Các sản phẩm cà phê ở Tây Nguyên: cà phê Robusta, cà phê Arabica, cà phê Cherry, cà phê Moka, cà phê Culi,...

- GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, biểu dương và chuẩn xác kiến thức.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 8 – Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên (SHS tr.92).

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm làm việc.

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các đội chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến.

 

- HS chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS chọn nhiệm vụ thực hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 16 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều, Giáo án word Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 16 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác