Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 11: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 11: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu của vùng duyên hải miền Trung.
- Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên của vùng Duyên hải miền Trung.
- Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận và phản hồi tích cực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất các ý tưởng và đưa ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Năng lực đặc thù:
- Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...) của vùng duyên hải miền Trung.
- Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi) của vùng Duyên hải miền Trung.
- Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Phẩm chất
- Yêu nước, trách nhiệm: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
- Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ vùng Duyên hải miền Trung.
- Một số hình ảnh, video clip về cảnh thiên nhiên, thiên tai ở miền Trung.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. - Tạo hứng thú cho HS tiếp nhận bài học mới. b. Cách tiến hành - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình ảnh một số cảnh thiên nhiên ở vùng Duyên hải miền Trung và trả lời câu hỏi sau: + Đây là những cảnh thiên nhiên nào ở vùng Duyên hải miền Trung? + Kể tên những cảnh thiên nhiên hoặc địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết? - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về Duyên hải miền Trung:
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Hình bên là cảnh biển ở vùng Duyên hải miền Trung. + Một số địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung: Thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế); Phố cổ Hội An (Quảng Nam); Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 11 – Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Vị trí địa lí Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, quan sát lược đồ và hoàn thành nhiệm vụ học tập: + Chỉ ranh giới của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ. Duyên hải miền Trung tiếp giáp với vùng nào, quốc gia nào và biển gì? + Xác định vị trí của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Hai quần đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta? - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ lược đồ. - GV đánh giá, nhận xét và tổng kết: + Vùng Duyên hải miền Trung: · Nằm giữa lãnh thổ nước ta, hẹp ngang. · Phía bắc giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng. · Phía nam giáp vùng Nam Bộ. · Phía tây giáp vùng Tây Nguyên và nước Lào. · Phía đông giáp Biển Đông. + Hoàng Sa, Trường Sa: · Tất cả các tỉnh, thành phố của vùng đều giáp biển. · Vùng biển có nhiều đảo, quần đảo. · Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. · Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. * Đặc điểm thiên nhiên Hoạt động 2: Tìm hiểu về một trong những đặc điểm thiên nhiên của vùng Duyên hải miền Trung a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được vị trí dãy Trường Sơn, Bạch Mã, đèo Hải Vân, một số đồng bằng và Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng ở vùng Duyên hải miền Trung. - Trình bày được một trong những đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi) của vùng Duyên hải miền Trung. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành 3 hoặc 6 nhóm, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và hoàn thành Phiếu học tập sau: + Nhóm 1 (hoặc nhóm 1 + 2): · Xác định trên lược đồ dãy Trường Sơn, Bạch Mã, đèo Hải Vân, một số đồng bằng và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. · Trình bày đặc điểm địa hình của vùng Duyên hải miền Trung. · Nêu một số nét tiêu biểu về Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng (khuyến khích HS làm, không bắt buộc). + Nhóm 2 (hoặc nhóm 3 +4): · Trình bày đặc điểm khí hậu ở vùng Duyên hải miền Trung. · Tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã (khuyến khích HS làm, không bắt buộc). + Nhóm 3 (hoặc nhóm 5 + 6): · Kể tên một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung. · Trình bày đặc điểm sông ngòi của vùng Duyên hải miền Trung. - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết: + Duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng: · Phần phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp và bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang về phía biển. · Ven biển có nhiều cồn cát, đầm, phá,... + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: · Mùa hè mưa và bão tập trung vào thu đông (tháng 9 – 11). · Có sự khác biệt giữa phần phía Bắc và phía Nam dãy Bạch Mã. ü Phía bắc mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh. ü Phía nam có mùa mưa và mùa khô. => Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão và gió Tây khô nóng nhất nước ta. + Có sông ngòi dày đặc. Do địa hình hẹp ngang nên sông thường ngắn, dốc. Nước sông có hai mùa, màu lũ và mùa cạn. Nước lũ ở các sống thường lên nhanh và rút nhanh. - GV lưu ý: Yêu cầu tối thiểu HS trình bày được một trong những đặc điểm tự nhiên của vùng Duyên hải miền Trung. * Tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của vùng Duyên hải miền Trung a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thuận lợi và khó khăn của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và đời sống người dân ở vùng Duyên hải miền Trung. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và hoàn thành nhiệm vụ: + Nêu những thuận lợi của môi trường thiên nhiên đến hoạt động sản xuất và đời sống ở Duyên hải miền Trung? + Kể tên một số thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung. Nêu hậu quả của thiên tai đối với đời sống người dân miền Trung. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về thuận lợi và khó khăn của môi trường thiên nhiên đến hoạt động sản xuất và đời sống ở vùng Duyên hải miền Trung: + Thuận lợi:
+ Khó khăn:
- GV mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả vừa làm việc. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết: + Thuận lợi: · Có các đồng bằng, biển thuận lợi cho trồng trọt và khai thác nuôi trồng thủy sản. · Có nhiều bãi biển đẹp, di sản thiên nhiên thế giới thuận lợi để phát triển du lịch. + Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,... + Hậu quả: · Phá hủy nhà cửa và các công trình, gây thiệt hại về người. · Cây trồng, vật nuôi bị chết do lũ lụt, hạn hán. · Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Hoạt động 4: Đề xuất một số biện pháp phòng chống thiên tai a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đề xuất được một số biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung. - Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn và hoàn thành nhiệm vụ: + Đề xuất một số biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung. + Em đã và sẽ làm gì để chia sẻ với người dân gặp thiên tai? - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về biện pháp phòng chống thiên tai:
- GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm làm việc xung quanh lớp. HS lần lượt tham quan sản phẩm nhóm khác. - GV chọn một số sản phẩm của nhóm và đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết: + Biện pháp: · Trồng cây phi lao ven biển để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sau trong đất liền. · Bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn. · Xây dựng các công trình thủy lợi. · Dự báo thời tiết. + Hành động chia sẻ: · Ủng hộ quần áo, sách, vở,... · Kêu gọi các bạn cùng hành động. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong bài. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Trò chơi Ai nhanh hơn? - GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi. - GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng. - GV đọc câu hỏi: Câu 1: Vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung có điểm gì đặc biệt? A. Nhỏ ở phía nam, rộng ở phía bắc. B. Nhỏ ở phía bắc, rộng ở phía nam. C. Hẹp ngang. D. Hình tròn. Câu 2: Khí hậu ở vùng Duyên hải miền Trung mang tính chất của? A. Cận nhiệt đối ẩm. B. Nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Ôn đới hải dương. D. Lục địa cận Bắc cực. Câu 3: Sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung thuận lợi để phát triển? A. Xây dựng các khu phúc lợi xã hội. B. Xây dựng các nhà máy thủy điện. C. Xây dựng các xí nghiệp lớn. D. Xây dựng các trung tâm mua sắm. Câu 4: Phía tây của vùng Duyên hải miền Trung giáp với quốc gia nào? A. Lào. B. Thái Lan. C. Đài Loan. D. Nhật Bản. Câu 5: Biện pháp phòng tránh lũ lụt ở vùng Duyên hải miền Trung là? A. Chặt phá các cây không có giá trị cao. B. Chặn các dòng nước lũ. C. Kêu gọi người dân ủng hộ thực phẩm. D. Xây dựng, cải thiện hệ thống đê điều. - GV mời các đội xung phong trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2. HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SHS tr.62 - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: + Tóm tắt một đặc điểm thiên nhiên (địa hình hoặc khí hậu, sông ngòi) và tác động của nó đối với đời sống, sản xuất của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung theo gợi ý sau:
+ Em sẽ làm gì để chia sẻ và giúp đỡ người dân khi họ gặp phải thiên tai? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Một số việc em có thể làm: · Quyên góp sách, vở, đồ dùng học tập,… để tặng các bạn học sinh. · Vận động người thân, bạn bè cùng tham gia phong trào quyên góp gây quỹ từ thiện để giúp đỡ đồng bào miền Trung. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. b. Cách tiến hành - GV cho HS làm việc nhóm, lựa chọn một trong hai nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: Hãy viết các việc cần làm trước, trong và sau lũ lụt. + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và giới thiệu một cảnh quan thiên nhiên ở Vùng Duyên hải miền Trung. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét, góp ý (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết: + Nhiệm vụ 1: · Trước lũ: ü Theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ. ü Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữ đồ đạc đề phòng lũ. ü Di chuyển gia súc, gia cầm, đồ đạc lên nơi cao. ü Bảo vệ nguồn nước sạch; dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày. ü Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. ü Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông,vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét. ü Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. ü Đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm. · Trong lũ: ü Cắt hết các nguồn điện sinh hoạt. ü Di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn. ü Không chơi đùa, bơi lội hoặc đi lại trong nước lũ. ü Không vớt củi, đồ vật trôi trên sông. ü Không đi vào khu vực nguy hiểm. ü Khi di chuyển phải sử dụng áo phao hoặc các đồ vật nổi khác. ü Tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn của địa phương. ü Ăn uống hợp vệ sinh. · Sau lũ: ü Kiểm tra các trang thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. ü Khẩn trương khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. ü Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương. ü Tham gia dập dịch bệnh và xử lý môi trường. + Nhiệm vụ 2: Bãi biển Mỹ Khê (thành phố Đà Nẵng): · Cách Đà Nẵng 6km về phía đông và cách Hội An khoảng 24km về phía bắc. · Bãi biển rộng chạy dài, làn nước trong xanh, ánh mặt trời vàng óng và bầu không khí trong lành. · Từ biển Mỹ Khê, nhìn thấy bức tượng bà Quan Âm - bức tượng có chiều cao 67m tọa lạc trên lưng chừng dốc của bán đảo Sơn Trà. · Phía đông nam là đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp với khu dự trữ sinh quyển thế giới được công nhận bởi UNESCO. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung. + Đọc trước Bài 12 – Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung (SHS tr.63). |
- HS đọc thông tin.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS làm việc nhóm.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các đội chơi. - HS lắng nghe GV phổ biến.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tiếp thu, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo