Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(4 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
- Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đê điều trong trị thủy.
- Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường và sản phẩm do con người tạo ra.
Năng lực đặc thù:
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
- Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống (trồng lúa nước, nghề thủ công,...) ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đê điều trong trị thủy.
- Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và các sản phẩm do con người tạo ra.
- Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
- Bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Tranh ảnh về trồng lúa nước, nghề thủ công, đê, làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ (nếu có).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Kết nối kiến thức của HS đã biết với kiến thức trong bài. - Tạo hứng thú, gợi được những hiểu biết của HS về các sản phẩm thủ công và lễ hội nổi tiếng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi phần Khởi động (SHS tr.35): Hãy kể tên một lễ hội hoặc nghề truyền thống ở Đồng bằng Bắc Bộ mà em biết. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Một số lễ hội: lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội); lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội); Hội Lim (tỉnh Bắc Ninh); Hội Gióng (huyện Gia Lâm, Hà Nội); hội Phủ Dầy (tỉnh Nam Định),… + Một số nghề truyền thống: nghề làm gốm sứ ở Bát Tràng (Hà Nội); nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (Hà Nội); nghề đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh),…
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 7 – Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Dân cư Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân tộc và phân bố dân cư ở cùng Đồng bằng Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Kể được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm) và yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 2 trong SHS tr.36, thực hiện yêu cầu: + Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. + Nêu tên những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2, từ 1001 đến 1500 người/km2 và từ 1501 người/km2 trở lên. + Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ bản đồ, lược đồ. - GV đánh giá, nhận xét và tổng kết: + Người dân sống chủ yếu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là người Kinh. + Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. + Nguyên nhân: do điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân đã sinh sống ở đây từ lâu đời, có nhiều đô thị và trung tâm công nghiệp. - GV trình chiếu cho HS hình ảnh về trang phục truyền thống của người Kinh ở Đồng bằng Bắc Bộ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở Đồng bằng Bắc Bộ: + Nam: quần trắng, áo dài, đầu đội khăn xếp. + Nữ: váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm, lưng thắt khăn lụa, đầu vấn tóc. * Hoạt động sản xuất Hoạt động 2: Khám phá về hoạt động trồng lúa nước a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được hoạt động trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm) và thực hiện yêu cầu: + Quan sát Hình 3, em hãy mô tả một số hoạt động trong sản xuất lúa nước. + Em có nhận xét gì về việc sản xuất lúa nước của người nông dân? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Các hoạt động trong sản xuất lúa nước: · Chọn giống lúa tốt, có khả năng chống sâu bệnh, năng suất cao, phù hợp mùa vụ của địa phương. · Làm đất: dọn sạch rạ, cỏ; cày, bừa cho nhuyễn đất và san bằng đất. · Gieo hạt lúa đã nảy mầm xuống đất thành mạ (cây non), nhổ và đem mạ ra cấy ngoài ruộng để thành cây lúa. · Chăm sóc lúa: làm cỏ, bón phân; tưới, tiêu nước hợp lí; phòng trừ sâu bệnh. · Thu hoạch lúa; phơi hoặc sấy khô thóc; đóng bao, bảo quản nơi khô thoáng. + Nhận xét: · Nhờ có diện tích lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên Đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của Việt Nam. · Để có được những hạt thóc ngon, người nông dân phải trải qua nhiều công đoạn lao động vất vả. - GV yêu cầu HS mô tả thứ tự các công đoạn trong trồng lúa để thấy rõ việc sản xuất lúa rất công phu, vất vả,... Từ đó HS: + Biết trân quý hạt gạo cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác. + Biết tiết kiệm, không lãng phí đồ ăn. + Khi sử dụng đồ ăn, cần có lòng biết ơn với tất cả những người làm ra nó. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được hoạt động sản xuất thủ công ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV cho HS làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu: Đọc thông tin và quan sát Hình 4, em hãy mô tả về nghề thủ công ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV nhận xét và tổng kết: + Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có nhiều nghề thủ công khác nhau; nhiều người đạt mức độ tinh xảo tạo ra những sản phẩm nổi tiếng. + Để tạo nên một sản phẩm thủ công, những người thợ phải tiến hành nhiều công đoạn khác nhau. - GV cho HS tìm hiểu và kể về các công đoạn sản xuất một sản phẩm thủ công. Công đoạn sản xuất sản phẩm gốm sứ:
* Hệ thống đê ở Đồng bằng Bắc Bộ Hoạt động 4: Tìm hiểu về hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đê điều trong trị thủy. b. Cách tiến hành - GV tiếp tục tổ chức cho HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy mô tả hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và cho biết vai trò của đê. - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Hệ thống đê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có tổng chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét. Đó là một công trình vĩ đại. + Vai trò của đê: · Ngăn lũ sông. · Đời sống người dân được đảm bảo. · Các hoạt động sản xuất phát triển. · Các công trình, di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn. * Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ Hoạt động 5: Khám phá một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số nét về làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm) và thực hiện yêu cầu sau: Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy mô tả về làng quê của người dân cùng Đồng bằng Bắc Bộ trước kia và ngày nay. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả. Các cặp khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Làng ở Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều nhà. Trước đây, làng có lũy tre, cổng làng,... Ngày nay, làng có nhiều thay đổi, hiện đại hơn. + Làng là nơi người dân có mối liên kết chặt chẽ với nhau dựa trên quan hệ dòng họ, hàng xóm,... - GV cung cấp thông tin cho HS: Lũy tre, cây đa, giếng nước, sân đình,... là những nét đặc trưng gắn bó với nhiều người dân trước đây ở Đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi làng thường là một tế bào của xã hội, gắn kết tình cảm của bà con, dòng họ,... Hoạt động 6: Tìm hiểu về lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số nét văn hóa trong lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm) và hoàn thành nhiệm vụ học tập: + Quan sát các hình từ 7 đến 10 và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số lễ hội và hoạt động trong lễ hội đó ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. + Nhận xét về trang phục của người dân trong lễ hội. - GV mời đại diện HS một nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và tổng kết: + Trong một năm, người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều lễ hội như: hội Lim, hội chùa Hương, hội Gióng, hội Phủ Dầy,... + Trong lễ hội, người dân thường mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. - GV trình chiếu hình ảnh về những lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Hội Gò Đống Đa – Hà Nội Lễ hội Khai ấn đền Trần – Nam Định C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong bài. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Trò chơi Ai nhanh hơn? - GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi. - GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng. - GV đọc câu hỏi: Câu 1: Dân tộc nào chủ yếu sống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ? A. Dân tộc Tày. B. Dân tộc Mường. C. Dân tộc Kinh. D. Dân tộc Thái. Câu 2: Dân cư vùng Đồng bằng Bắc Bộ tập trung ở đâu? A. Vùng ngoại ô. B. Vùng núi cao. C. Vùng sườn đồi. D. Vùng trung tâm. Câu 3: Người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường mặc trang phục như thế nào? A. Truyền thống. B. Cách tân. C. Tân thời. D. Hiện đại. Câu 4: Việc áp dụng máy móc và công nghệ mới khiến cho sản phẩm của ngành nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ trở nên? A. Ít mẫu mã, chất lượng và đắt đỏ. B. Đa dạng, chất lượng và đẹp mắt. C. Đa dạng, chất lượng và đắt đỏ. D. Đa dạng, trang trí cầu kì và đẹp mắt. Câu 5: Để phòng tránh lũ lụt, người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã làm gì? A. Xây đài tưởng niệm. B. Đắp đê chống lũ. C. Xây dựng khu vui chơi. D. Cải tạo đất. - GV mời các đội xung phong trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2. HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SHS tr.41 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (6 HS/nhóm) và đưa ra câu hỏi: + Vì sao Đồng bằng Bắc Bộ trở thành cùng sản xuất lúa nước lớn thứ hai của Việt Nam? + Hãy chia sẻ hiểu biết của mình về một số nét văn hóa đặc trưng (làng quê, lễ hội) của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV gợi ý cho HS trả lời ý 2 cấu 2: + Nét văn hóa đặc trưng về làng quê: nhà ở, số lượng nhà, các công trình công cộng của làng; sự thay đổi của làng quê. + Về lễ hội: tên các lễ hội nổi tiếng, trang phục trong lễ hội; nội dung lễ hội, tên các trò chơi dân gian đặc trưng. - GV biểu dương nhóm có câu trả lời sáng tạo. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. b. Cách tiến hành - GV cho HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ. + Nhiệm vụ 1: Khi nói về vai trò của đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, bạn Lan nói răng: “Hệ thống đê ven sông có tác dụng chủ yếu trong việc trị thủy”. Bạn Tuấn lại cho rằng: “Hệ thống đê đã làm cho phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi đắp thêm phù sa hằng năm”. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ nói gì với hai bạn? Tại sao? + Nhiệm vụ 2: Hãy giới thiệu về một hoạt động sản xuất truyền thống ở địa phương em. Theo em, cần làm gì để vừa có thể phát triển hoạt động sản xuất đó vừa bảo vệ môi trường. - Các nhóm thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà, tiết sau sẽ trình bày sản phẩm trước lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. + Hoàn thành bài tập phần Vận dụng. + Đọc trước Bài 8 – Sông Hồng và văn minh sông Hồng (SHS tr.42). |
- HS đọc thông tin.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS chia thành các đội chơi. - HS lắng nghe GV phổ biến.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS chọn nhiệm vụ thực hành.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tiếp thu, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo