Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 14: Phố cổ Hội An
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 14: Phố cổ Hội An - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: PHỐ CỔ HỘI AN
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An (ví dụ: Nhà cổ, Hội quán của người Hoa, chùa Cầu Nhật Bản,...) có sử dụng tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...).
- Đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về phố cổ Hội An.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: trả lời những câu hỏi; thể hiện được ý thức giữ gìn và phát huy giá trị phố cổ Hội An.
Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Mô tả một số công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An.
- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và giữ gìn giá trị của phố cổ Hội An.
- Phẩm chất
- Yêu nước: Yêu quê hương, tự hào về quê hương, đất nước.
- Chăm chỉ: Thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và quê hương, đất nước.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4, phiếu học tập.
- Lược đồ hành chính thành phố Hội An, hình ảnh về các công trình kiến trúc
tiêu biểu ở phố cổ Hội An.
- Tờ tiền mệnh giá 20 000 đồng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Kết nối được những hiểu biết của HS về phố cổ Hội An với nội dung bài học. - Tạo hứng thú cho HS tiếp nhận bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS làm việc cá nhân, HS đọc thông tin và quan sát hình 1 trang 76 SGK và đưa ra nhiệm vụ: + Công trình kiến trúc trong hình tên là gì? Ở đâu? + Nêu những hiểu biết của em về công trình và địa điểm đó. - GV mời đại diện HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Công trình kiến trúc có trên mặt sau của tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng cầu Chùa, ở phố cổ Hội An, thuộc tỉnh Quảng Nam. + Ngôi chùa Cầu này được xây dựng với ý nghĩa giống như một thanh kiếm chắn ngang lưng của con quái vật Namazu, thanh kiếm này sẽ ngăn cản không cho nó cựa mình. Vì vậy mà sẽ giúp mang đến cuộc sống người dân 3 quốc gia bình yên hơn theo ý nghĩa về mặt tâm linh. + Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử cùng với chức năng điều tiết giao thông nên sẽ rất thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong khu phố cổ này. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 1 4– Phố cổ Hội An. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Vị trí địa lí Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí của phố cổ Hội An a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định vị trí địa lí của phố cổ Hội An. b. Cách tiến hành - GV cho HS làm việc nhóm, HS đọc thông tin mục 1 trong SGK để thực hiện nhiệm vụ: + Phố cổ Hội An nằm ở phường nào, thuộc thành phố và tỉnh nào? Nằm cạnh dòng sông nào? + Kể tên các di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế. + Các di tích này thuộc thành phố/ thị xã/ huyện nào của tỉnh Thừa Thiên Huế? - GV mời đại diện nhóm HS lên bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV đánh giá, nhận xét và tổng kết: + Phố cổ Hội An nằm ven dòng sông Thu Bồn. + Nay thuộc phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. - GV cho HS xem video giới thiệu vị trí địa ký của Phố cổ Hội An: (0:00 đến 1:10) https://www.youtube.com/watch?v=b7qzfFV1r94&t=48s * Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An. Hoạt động 2: Mô tả một số công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An: Nhà cổ Phùng Hưng, Hội quán Phúc Kiến (hội quán của người Hoa), Chùa Cầu Nhật Bản có sử dụng tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...). b. Cách tiến hành - GV cho HS làm việc theo nhóm. - GV giao mỗi nhóm tìm hiểu về một công trình dựa vào thông tin và các hình trong SGK để hoàn thành Phiếu học tập theo gợi ý (Phiếu học tập số 1). + Nhóm 1: Nhà cổ Phùng Hưng. + Nhóm 2: Hội quán Phúc Kiến. + Nhóm 3: Chùa Cầu. - GV trình chiếu hình ảnh minh họa:
- GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập
- GV mời lần lượt 3 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, ghi nhận đáp án, đưa ra đáp án gợi ý:
- GV cho HS xem video về các công trình ở Hội An: (0:10 đến 3:15) https://www.youtube.com/watch?v=lHDuVkIs78o * Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An Hoạt động 3: Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An a. Mục tiêu: HS đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An. b. Cách tiến hành - GV cho HS làm việc nhóm, khai thác thông tin và hình ảnh trong mục 3, trang 79 – 80 SGK. - GV yêu cầu HS đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ Hội An theo các nội dung trong phiếu theo gợi ý (Phiếu học tập số 2). - GV hướng dẫn HS hoàn thiện Phiếu học tập số 2.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, lựa chọn một vấn đề ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy di sản ở Hội An (thiên tai, lũ lụt; quá trình đô thị hoá) và đề xuất giải pháp tương ứng. HS có thể lựa chọn trình bày giải pháp qua sơ đồ tư duy, khẩu hiệu, tranh vẽ,... - GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức: Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An: + Trùng tu di sản thường xuyên. + Xây dựng không gian xanh. + Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. +Tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An... - GV cho HS xem video người dân Hội An chung tay bảo vệ phố cổ: https://www.youtube.com/watch?v=qXO5nQSVukg C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong bài. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Trò chơi Ai nhanh hơn? - GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi. - GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng. - GV đọc câu hỏi: Câu 1: Mặt sau đồng 20.000 đồng có in hình ảnh nào? A. Cảng Hải Phòng. B. Nhà máy dệt Nam Định. C. Chùa Cầu. D.Văn Miếu. Câu 2: Dòng sông chảy qua phố cổ Hội An là dòng sông nào? A.Sông Chảy. B. Sông Cửa Đại. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Thị Vải. Câu 3: Vật liệu chủ yếu được sử dụng để xây nhà cổ ở Hội An là gì? A. Gạch đỏ. B. Gỗ. C. Ván gỗ. D. Trầm hương. Câu 4: Chùa Cầu do ai xây dựng? A. Thương nhân Nhật Bản. B. Người Chăm. C. Nhà truyền giáo phương Tây. D. Người Việt cổ. Câu 5: Phố cổ hội an được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào? A. 2015. B. 2003. C. 1999. D. 1990. - GV mời các đội xung phong trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2. HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SHS tr.80 - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và đưa ra câu hỏi: + Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy hoàn thành bảng thống kê công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An theo gợi ý sau:
+Vì sao Chùa Cầu được sử dụng làm biểu tượng của phố cổ Hội An? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét và gợi ý:
+ Kiến trúc độc đáo của cầu kết hợp với chùa thành một thể thống nhất là một trong những lí do cơ bản khiến Chùa Cầu được chọn làm biểu tượng của Hội An. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. b. Cách tiến hành - GV cho HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ. + Nhiệm vụ 1: Sưu tầm tư liệu về một công trình kiến trúc nổi tiếng của Hội An mà em yêu thích. + Nhiệm vụ 2: Thiết kế “Sổ tay hướng dẫn du lịch văn minh ở phố cổ Hội An” dành cho học sinh trong đó có các lưu ý giữ gìn môi trường và bảo vệ di sản. - Các nhóm thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà, tiết sau sẽ trình bày sản phẩm trước lớp. - GV hướng dẫn HS với từng nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: HS sưu tầm và giới thiệu theo các ý: Tên công trình, thời gian xây dựng, đặc điểm nổi bật, hiện trạng. GV khuyến khích HS lựa chọn một công trình mà HS yêu thích để sưu tầm và giới thiệu, có thể là công trình chưa được trình bày trong SGK. + Nhiệm vụ 2: HS thiết kế “Sổ tay hướng dẫn du lịch văn minh ở phố cổ Hội An” với các hoạt động nên làm và không nên làm phù hợp với lứa tuổi của HS khi tham quan phố cổ Hội An có nội dung liên quan đến giữ gìn môi trường và bảo vệ di sản. Các hoạt động nên làm như: Tuân thủ nội quy và hướng dẫn tham quan tại các di tích; ứng xử văn minh; bảo vệ môi trường; ưu tiên sử dụng phương tiện thân thiện khi thăm phố cổ như: xích lô, đi bộ,... Các hoạt động không nên làm: Chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào, vứt rác bừa bãi,... GV khuyến khích HS trình bày sản phẩm sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Phố cổ Hội An. + Hoàn thành bài tập phần Vận dụng. + Đọc trước Bài 15 – Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (SHS tr.81). |
- HS đọc thông tin.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc theo nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS chia thành các đội chơi. - HS lắng nghe GV phổ biến. - HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chọn nhiệm vụ thực hành.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tiếp thu, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo