Soạn giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ Đề 7: Âm Nhạc Bốn Phương - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 7Chủ Đề 7: Âm Nhạc Bốn Phương Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT 4
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
NHẠC SĨ LUDWIG VAN BEETHOVEN NGHE TRÍCH ĐOẠN
CHƯƠNG I – GIAO HƯỞNG SỐ 5
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· Nắm được một số thông tin về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Ludwig van Beethoven.
· Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc của trích đoạn Chương I – Giao hưởng số 5 – của Beethoven.
2. Năng lực
- Năng lực chung
· Chủ động trong khám phá kiến thức và thực hành luyện tập.
· Giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ và đọc nhạc; hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
· Giải quyết các yêu cầu của GV và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
- Năng lực âm nhạc
· Trình bày được những nét chính về cuộc đời sự nghiệp của nhạc sĩ Ludwig van Beethoven.
· Cảm nhận được tính chất âm nhạc của trích đoạn Chương I – Giao hưởng số 5 – của Beethoven.
3. Phẩm chất
· Biết trân trọng giá trị âm nhạc trên thế giới nói chung, âm nhạc cổ điển và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Ludwig van Beethoven nói riêng.
· Tích cực, tự giác trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.
- Hình ảnh nhạc sĩ Beethoven, trích đoạn Chương I – Giao hưởng số 5.
- Một số trích đoạn tác phẩm khác của Beethoven như Sonate Ánh trăng, chương IV giao hưởng số 9...
- Đàn phím điện tử, máy chiếu, bảng tương tác (nếu có)...
b. Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
a. Phương pháp dạy học
Dùng lời, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, tự phát hiện...
b. Kĩ thuật dạy học
Chia nhóm, mảnh ghép, khăn trải bàn, bể cá, sơ đồ tư duy...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được một số sáng tác của Beethoven.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nghe nhạc đoán tên tác giả.
c. Sản phẩm: Một số sáng tác của nhạc sĩ Beethoven.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nghe nhạc đoán tên tác giả.
- GV cho HS nghe trích đoạn Ode to joy – Chương IV – Giao hưởng số 9 của Beethoven (đã học ở lớp 6).
https://www.youtube.com/watch?v=30cGR3D00-M
- GV yêu cầu HS đoán tên tác giả.
Bươc 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV nêu tên trò chơi.
- HS lắng nghe trích đoạn Ode to joy – Chương IV – Giao hưởng số 9 và đoán tác giả.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cầu thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Đoạn trích Ode to joy – Chương IV – Giao hưởng số 9 của Beethoven.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào bài học: Thường thức âm nhạc – Nhạc sĩ Ludwig van Beethoven. Nghe trích đoạn Chương I – Giao hưởng số 5 của Beethoven.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Tìm hiểu về nhạc sĩ Beethoven
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số thông tin về tiểu sử nhạc sĩ Beethoven.
b. Nội dung:GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm và đưa ra vấn đề cho mỗi nhóm HS đọc trong SGK, tự thảo luận và trình bày:
c. Sản phẩm học tập:Hiểu biết về nhạc sĩ Beethoven.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thầm bài đọc về nhạc sĩ Beethoven. - GV tổ chức hoạt động nhóm để nêu được những nét chính trong lĩnh vực sáng tác, tính chất âm nhạc nổi bật của Beethoven. - GV đưa ra các câu hỏi để HS tạo sơ đồ tư duy. - GV mở rộng thêm thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ, kể 1 câu chuyện âm nhạc ngắn (có tình tiết thú vị) về thời thơ ấu của Beethoven để tạo sự hứng thú cho HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào thông tin bài học, thảo luận và trình bày theo nhóm (sử dụng sơ đồ tư duy) những nét chính về lĩnh vực sáng tác của nhạc sĩ Beethoven, tính chất âm nhạc nổi bật của nhạc sĩ. - GV quan sát các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả, GV thu thập thông tin, đánh giá và rút ra các ý chính. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm và kết luận: Beethoven là một nhạc sĩ thiên tài, ông có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc cổ điển thế giới. | Tìm hiểu về nhạc sĩ Beethoven - Ludwig van Beethoven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên nửa sau thế kỉ XVIII. - Âm nhạc của ông phần lớn có giai điệu hùng tráng, chủ đề nổi bật là Đấu tranh – Anh hùng – Chiến thắng. Bên cạnh chất hùng tráng, mạnh mẽ, trong sáng tác của ông còn có những giai điệu trữ tình, lãng mạn, những bức tranh thiên nhiên, thôn dã trong sáng. - Beethoven sáng tác rất nhiều tác phẩm: 9 giao hưởng, nổi bật là các bản số 3, số 5, số 6, số 9; 32 sonata cho piano, tiêu biểu là sonata số 8 Bi hùng, số 14 (được gọi là Ánh trăng); nhiều concerto và các tác phẩm hòa tấu thính phòng.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác