Soạn giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo Chủ Đề 2. Gia Đình Yêu Thương - Tiết 3. Lý Thuyết Âm Nhạc
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 7 Chủ Đề 2. Gia Đình Yêu Thương Tiết 3. Lý Thuyết Âm Nhạc sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT 3. LÝ THUYẾT ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· Ghi nhớ được 3 loại kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
· Nhận diện được các kí hiệu tăng trường độ nốt nhạc trong bài Niềm vui gia đình
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
· Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ… ; hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng: Nêu được tác dụng của dấu nối, dấu chấm đôi, dấu miễn nhịp và vận dụng vào thực hành âm nhạc.
3. Phẩm chất: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Thiết bị dạy học
- Đối với GV:
· SGK, SGV, Giáo án.
· Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, bảng tương tác (nếu có).
- Đối với HS: SGK, dụng cụ cần thiết.
2. Phương pháp dạy học: Dùng lời, giải quyết vấn đề, tự phát hiện,…
3. Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, khăn trải bàn, động não, đặt câu hỏi,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS thông qua trò chơi âm nhạc.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nghe và vận động theo nhạc.
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi nhiệt tình
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím chơi một bài nhạc thiếu nhi (tùy chọn). Hết mỗi câu trong bai GV ngân dài nốt cuối.
- Hướng dẫn HS nghe và vận động tự do theo nét nhạc. Mỗi khi nghe thấy âm thanh ngân dài, HS phải dừng động tác vận động khi có nhạc vang lên.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và tham gia trò chơi.
Bước 3, 4. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
LÝ THUYẾT ÂM NHẠC
Hoạt động. Tìm hiểu kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
a. Mục tiêu: HS trình bày và ghi nhớ được 3 loại kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc.
b. Nội dung:.GV tổ chức thực hiện, HS hoạt động nhóm, thảo luận.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu nêu và vẽ được 3 loại kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm HS đọc SGK, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, thảo luận và cử đại diện trình bày về 3 loại kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. + Dấu nối + Dấu chấm đôi + Dấu miễn nhịp (fermata) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận, trao đổi đưa ra ý kiến. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV chốt lại các ý chính về 3 loại kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc để giúp HS ghi nhớ và thông hiểu. | LÝ THUYẾT ÂM NHẠC - Dấu nối: Kí hiệu hoặc là dấu có hình vòng cung nối liền độ dài của những nốt nhạc có cùng cao độ đặt cạnh nhau. Độ dài của những nốt nhạc nằm trong dấu nối bằng tổng số độ dài của các nốt được nối liền. 2 phách + 2 phách = 4 phách - Dấu chấm đôi: Kí hiệu (.) là một dấu chấm đặt cạnh bên phải nốt nhạc, có tác dụng kéo dài thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc.
- Dấu miễn nhịp: Kí hiệu hoặc , có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở giữa. Được đặt ở trên hoặc dưới nốt nhạc, cho phép tăng độ dài của nốt đó không theo quy định số phách trong nhịp mà theo tính chất tác phẩm và cảm xúc của người thể hiện |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác