Siêu nhanh giải chủ đề 1 HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo
Giải siêu nhanh chủ đề 1 HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA BẢN THÂN
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sự trưởng thành
1. Nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân
Gợi ý:
Một số biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân em như:
Trong suy nghĩ | Trong giao tiếp ứng xử | Trong công việc |
- Tư duy độc lập. - Tính tự giác - Thể hiện lập trường, quan điểm riêng. - Tôn trọng sự khác biệt. - …. | - Kiểm soát cảm xúc - Tôn trọng người xung quanh - Ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp - ….. | - Tuân thủ nội quy, quy định. - Thực hiện được kế hoạch đặt ra. - Thể hiện trách nhiệm cao. |
2. Xác định những thuận lợi, khó khăn của em trong quá trình trưởng thành và cách em vượt qua những khó khăn đó.
Gợi ý:
Một số những thuận lợi, khó khăn của em trong quá trình trưởng thành và cách em vượt qua những khó khăn đó:
- Thuận lợi: Bố mẹ và anh chị trong gia đình rất tâm lí, luôn lắng nghe và tôn trọng các ý kiến trình bày, đóng góp của em. Giúp đỡ và hướng dẫn em cách vượt qua những khó khăn dễ dàng nhất để thực hiện ý tưởng của mình.
- Khó khăn: Em bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình bên ngoài do em bé và thấp nên các bạn gọi là nấm lùn. Em rất không thoải mái về điều đó.
- Cách vượt qua khó khăn: Thay vì nghĩ các bạn cười nhạo, trêu chọc thì em nghĩ rằng các bạn quan tâm, quý mình nên mới trêu mình như vậy. Ngoài ra, em cũng cố gắng thường xuyên tập luyện các môn thể thao như bơi, bóng chuyền và học cách ăn uống hợp lí, điều độ để cải thiện vóc dáng của mình.
3. Chia sẻ cảm nhận của em về bản thân ở thời điểm hiện tại.
Gợi ý:
Ở thời điểm hiện tại, bản thân em cảm thấy khá hài lòng về những gì mình đang có. Tuy không hoàn hảo nhưng em đang cố gắng và rèn luyện hằng ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
Nhiệm vụ 2: Nhận diện khả năng tư duy độc lập của bản thân.
1. Lựa chọn những biểu hiện dưới đây để tư duy độc lập và giải thích lí do
Tham khảo ý kiến của mọi người về vấn đề mình đang suy nghĩ
Tổng hợp và đánh giá ý kiến của mọi người, dựa vào đó xây dựng quan điểm của mình.
Ra quyết định dựa trên sự nghiên cứu kĩ các yếu tố liên quan
Lắng nghe ý kiến của mọi người, sau đó theo ý kiến số đông.
Luôn lắng nghe quyết định của mình, không biết mọi người có ủng hộ không.
Gợi ý:
Những biểu hiện thể hiện tư duy độc lập:
- Có cách nhìn nhận đa chiều.
- Ra quyết định dựa trên sự nghiên cứu kĩ các yếu tố liên quan.
- Không bị dao động bởi ý kiến của mọi người
=> Những biểu hiện trên thể hiện tư duy độc lập vì biết cách nhận diện vấn đề theo cách riêng của mình, chủ động tìm cách giải quyết vấn đề, biết cách đánh giá một cách độc lập, hiệu quả các cách giải quyết…
2. Chỉ ra ý nghĩa của tư duy độc lập đối với sự trưởng thành của bản thân.
Gợi ý:
- Tư duy độc lập giúp cá nhân có khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ và tự quản lý cuộc sống của mình.
- Tư duy độc lập tạo ra một cảm giác tự tin và độc lập trong việc đối mặt với các thách thức và vấn đề trong cuộc sống.
- Tư duy độc lập khuyến khích sự phát triển cá nhân và sáng tạo.
- Giúp định hình quan điểm và giá trị cá nhân.
3. Kể về những tình huống mà em thể hiện tư duy độc lập và cách rèn luyện.
Gợi ý:
- Chọn ngành học trong đại học: Khi phải quyết định chọn ngành học, bạn có thể thể hiện tư duy độc lập bằng cách nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng về các ngành và sự phù hợp của chúng với mục tiêu cá nhân và khả năng của bản thân. Thay vì chỉ nghe theo ý kiến của người khác, bạn có thể tự tìm hiểu và quyết định đúng cho mình.
- Giải quyết xung đột gia đình: Trong các tình huống xung đột hoặc tranh cãi trong gia đình, bạn có thể thể hiện tư duy độc lập bằng cách đưa ra ý kiến của mình và đề xuất giải pháp dựa trên suy nghĩ và nhận định cá nhân.
- Đề xuất ý tưởng mới: Trong môi trường làm việc, bạn có thể thể hiện tư duy độc lập bằng cách đề xuất ý tưởng mới và sáng tạo dựa trên quan sát và phân tích cá nhân về tình hình và nhu cầu của tổ chức.
4. Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được tư duy độc lập trong giải quyết một vấn đề.
Gợi ý:
Hứng khởi bởi em đã có thể tự mình đối mặt và giải quyết vấn đề một cách tự chủ và sáng tạo. Đây là cơ hội để em thể hiện sự độc lập và khả năng tự quản lý của mình, điều mà em luôn mong muốn và phấn đấu.
Nhiệm vụ 3: Nhận diện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân
1. Thảo luận về những biểu hiện của khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
Gợi ý:
– Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập hoặc làm việc:
+ Có cảm xúc tích cực khi đón nhận môi trường học tập (làm việc) mới.
+ Dễ dàng tập trung cho công việc.
+ Thích ứng nhanh chóng và tìm cách giải quyết vấn đề.
+ Sẵn lòng tìm hiểu và học hỏi
– Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sống:
+ Chấp nhận hoàn cảnh và không than phiền.
+ Vẫn giữ được hiệu quả công việc, quan hệ, suy nghĩ tích cực.
+ Giữ tinh thần lạc quan và linh hoạt trước những thách thức.
- Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơ thể (nếu có):
+ Chấp nhận và suy nghĩ tích cực với thực trạng mới của bản thân.
+ Làm nhiều việc có ý nghĩa, sáng tạo
2. Thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân trong những tình huống sau:
Tình huống 1: Năm nay sẽ là năm có nhiều biến động đối với H và các bạn của H. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bạn thì đi học, bạn thì đi làm. H sẽ thi vào một trường đại học ở thành phố nhưng hiện tại, H chưa hình dung hết được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, H biết rõ rằng đây là dấu mốc lớn gắn với sự thay đổi trong cuộc đời mình. Nếu là H, em sẽ làm gì để thích ứng với sự thay đổi đó?
Tình huống 2: Trước đây gia đình D sống rất vui vẻ, hạnh phúc, nhưng vài năm gần đây, bố mẹ D thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã nhau. D cảm thấy rất lo lắng và bất an. Rồi bố mẹ quyết định li hôn, D sống với mẹ còn em trai D sống với bố. Nếu là D, em sẽ làm gì để thích ứng với hoàn cảnh mới?
Gợi ý:
Tình huống 1:
- Em sẽ tìm hiểu và nắm vững thông tin về trường đại học mình sẽ thi vào, cũng như chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi sắp xảy ra trong cuộc sống của mình.
- Em sẽ tìm kiếm hỗ trợ và tạo mối quan hệ mới và hòa nhập vào cuộc sống đại học.
Tình huống 2:
- Em cần chú ý đến sức khỏe tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân để vượt qua giai đoạn khó khăn
- Em cũng cần giữ liên lạc thường xuyên với bố và em trai.
3. Chia sẻ suy nghĩ của em về khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân
Gợi ý:
Khả năng thích ứng của bản thân em khá là tốt. Vì em nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Bằng chứng là, em đã từng chuyển từ một trường học ở thành phố lớn đến một trường học ở vùng quê nhỏ. Khi mới chuyển trường, em đối mặt với nhiều thay đổi đột ngột, từ môi trường học tập cho đến cách sống hàng ngày. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy lạ lẫm và ngại ngùng, em quyết định thích ứng với môi trường mới này. Em bắt đầu tìm hiểu về văn hóa và cách sống của làng xóm, bạn bè ở đây. Em tham gia vào các hoạt động và câu lạc bộ mới trong trường để làm quen và kết bạn với những người bạn mới. Quan trọng hơn, em tập trung vào việc học và phát triển bản thân.
Nhiệm vụ 4: Điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
1. Đóng vai thể hiện cách điều chỉnh cảm xúc và ứng xử của nhân vật trong những tình huống sau:
Tình huống 1: G bị lớp trưởng nhắc nhở trong giờ sinh hoạt lớp vì phạm lỗi đi học muộn và nói chuyện riêng trong giờ học. Sau buổi học, lớp trưởng tiến lại phía G để hỏi chuyện. Nếu là G, em nên làm gì?
Tình huống 2: K có hai người bạn thân trong lớp là M và T. M và T cùng tham gia kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Toán của trường. M được vào vòng trong, còn T bị loại. Nếu là K, em nên ứng xử thế nào?
Gợi ý:
Tình huống 1: Nếu em là G em sẽ nghe lời nhắc nhở từ lớp trưởng và nhận trách nhiệm về lỗi lầm của mình. Bên cạnh đó, cố gắng cải thiện hành vi của mình trong tương lai.
Tình huống 2: Nếu em là K em sẽ đưa ra sự ủng hộ và động viên cho cả hai bạn M và T. Em hiểu rằng cả hai đều đã cố gắng hết sức của mình và việc M được vào vòng trong không phải là do T thiếu nỗ lực. Em sẽ luôn ở cạnh động viên và hỗ trợ T để tìm ra những cơ hội mới.
2. Trao đổi về sự hợp lí trong cách ứng xử của em và các bạn với những tình huống giao tiếp trên.
Gợi ý:
Biểu hiện của sự hợp lí:
- Cảm xúc của bản thân được điều chỉnh phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp.
- Việc nghe lời nhắc nhở từ lớp trưởng và chấp nhận trách nhiệm về lỗi lầm của mình là một biểu hiện của sự chủ động và trách nhiệm.
- Sự nhận thức về hành động của mình và ý chí cải thiện.
3. Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân để ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
Gợi ý:
- Tập trung vào những điều tích cực và điểm mạnh của bản thân để tạo ra một tinh thần tự tin.
- Hãy nhận biết và hiểu cảm xúc của bạn để có thể kiểm soát chúng trong các tình huống giao tiếp.
- Hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác và cố gắng hiểu cảm xúc và quan điểm của họ.
Nhiệm vụ 5: Thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra
1. Thảo luận cách thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra.
Gợi ý:
- Hình dung khối lượng công việc và thời gian có thể hoàn thành công việc.
- Phân chia công việc thành các bước nhỏ hơn và xác định thời gian cần thiết cho mỗi bước.
- Sắp xếp công việc theo trật tự ưu tiên thực hiện.
- Tính đến những yếu tố bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.
- Điều chỉnh kế hoạch hoặc ưu tiên công việc nếu cần thiết để đảm bảo hoàn thành công việc theo thời gian và chất lượng mong muốn.
2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thực hiện được công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra.
Tình huống 1
Tuần này bố mẹ đi công tác nên P phải tự hoàn thành các công việc nhà và đưa đón em đi học. P hứa với bố mẹ là sẽ thực hiện đúng thời gian biểu của mình và chăm sóc em cũng như quản lí việc tự học của em. Tuy nhiên, để hoàn thành tất cả các công việc này đối với P là không dễ dàng. Nếu là P, em sẽ sắp xếp mọi việc như thế nào?
Tình huống 2
S cam kết sẽ hoàn thành nhiệm vụ của nhóm vào cuối tuần này và S cũng hứa với bố mẹ sẽ tổng vệ sinh nhà cửa sau nhiều lần thất hứa. Tuy nhiên, S vừa được thông báo sáng thứ Bảy và sáng Chủ nhật tuần này, đội bóng của S sẽ tham gia đá giao hữu mà vị trí của S lại không thể thay thế. S đang lo ngại vì sợ không hoàn thành được bài tập nhóm và lại tiếp tục thất hứa với bố mẹ. Nếu là S, em sẽ thực hiện mọi việc như thế nào?
Gợi ý:
Tình huống 1:
Nếu em là P em sẽ bắt đầu bằng việc tạo ra một kế hoạch hàng ngày chi tiết, bao gồm cả các công việc nhà và đưa đón em đi học. Sau đó em sẽ ưu tiên công việc theo mức độ quan trọng và thời gian cần thiết.
Tình huống 2:
Nếu em là S em sẽ bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả các công việc cần hoàn thành và ước tính thời gian cần thiết cho mỗi công việc. Em sẽ thực hiện ưu tiên công việc theo mức độ quan trọng, đặc biệt là nhiệm vụ của bài tập nhóm, và xác định những khoảng thời gian rảnh rỗi để tập trung vào công việc này.
3. Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra.
Gợi ý:
Khi thực hiện được công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra, em thường cảm thấy rất hài lòng, hạnh phúc và tự hào. Sự hài lòng đến từ việc nhìn thấy kết quả của công việc và biết rằng em đã hoàn thành một nhiệm vụ một cách có tổ chức và hiệu quả.
Nhiệm vụ 6: Sống và làm việc theo pháp luật
1. Thảo luận cách thể hiện trách nhiệm, sự trung thực khi tuân thủ những nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống.
Gợi ý:
Cách thể hiện tinh thần trách nhiệm khi tuân thủ nội quy, quy định:
- Tìm hiểu các quy định về hành vi, lời nói, việc làm,... đối với mỗi công dân khi tham gia hoạt động.
- Chỉ ra hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật.
- Hiểu rõ việc tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân.
Cách thể hiện sự trung thực khi tuân thủ nội quy, quy định:
- Luôn minh bạch và trung thực trong việc tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật, không giấu giếm hay gian lận.
- Đối xử công bằng với mọi người, không ưu tiên hay thiên vị trong việc áp dụng luật lệ.
2. Đóng vai thể hiện tính trách nhiệm, sự trung thực trong việc tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong những tình huống sau.
Tình huống 1
M và N là hai người bạn thân trong lớp. M khá gương mẫu trong học tập và đạt kết quả cao, còn N chưa tập trung học tập và kết quả chưa cao. Hôm nay, trong giờ kiểm tra Toán, N loay hoay chưa làm xong bài và nhìn sang M như cầu cứu. M đã làm xong bài của mình và cũng chưa biết hỗ trợ N thế nào. Em sẽ làm gì nếu là M hoặc là N?
Tình huống 2
K là người đam mê tốc độ. P là bạn thân của K, P biết thứ Bảy này K sẽ tham gia nhóm đua xe. Nếu là P, em sẽ làm gì để có thể ngăn chặn hành vi đua xe của K?
Gợi ý:
Tình huống 1:
Nếu em là M, em sẽ không hỗ trợ việc gian lận trong kiểm tra. Thay vì giúp bạn gian lận, em có thể hỗ trợ N bằng cách khuyến khích và giúp đỡ N tập trung vào việc học và tự mình giải quyết bài toán.
Tình huống 2:
Nếu là P, em sẽ trò chuyện một cách nghiêm túc với K, giải thích cho K hiểu về nguy hiểm và hậu quả của việc tham gia đua xe trái phép. Nếu cần thiết, Em có thể liên hệ với gia đình hoặc nhà trường để nhờ hỗ trợ trong việc ngăn chặn hành vi đua xe của K.
3. Phân tích những tình huống mà em đã thể hiện tính trách nhiệm, sự trung thực khi tuân thủ những nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống.
Gợi ý:
Tuân thủ luật giao thông:
Em luôn đảm bảo tuân thủ các quy định giao thông khi tham gia giao thông đường bộ bằng cách đội mũ bảo hiểm, tuân thủ tốc độ và luật đường bộ để bảo vệ an toàn cho bản thân và người khác.
Thực hiện trách nhiệm học tập:
Em luôn chăm chỉ học tập và hoàn thành bài tập đúng hạn theo yêu cầu của giáo viên mà không chép bài của bạn khác.
4. Chia sẻ cảm nhận của em khi mỗi người biết sống và làm việc theo pháp luật.
Gợi ý:
Việc mỗi cá nhân tuân thủ và sống theo pháp luật mang lại cảm giác an tâm và tự do trong xã hội. Tuân thủ pháp luật tạo ra một môi trường công bằng và ổn định, nơi mọi người có thể phát triển mà không sợ bị bất công hoặc nguy cơ pháp lý. Điều này cũng giúp tăng sự tự tin và trách nhiệm cá nhân.
Nhiệm vụ 7: Tổ chức sự kiện đánh dấu sự trưởng thành
1. Tổ chức sự kiện đánh dấu sự trưởng thành
Gợi ý:
Giao cho mỗi thành viên chọn một nội dung về sự trưởng thành của mình để thuyết trình trong sự kiện.
- Thảo luận về những việc cần làm khi mình đã trưởng thành.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ dành cho tuổi 18.
- Chia sẻ về những trải nghiệm và hành trình cá nhân của mình trong việc khám phá bản thân, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu, và phát triển kỹ năng cá nhân.
2. Tổ chức sự kiện
Gợi ý:
- Xác định mục tiêu và đối tượng tham gia
- Lập kế hoạch cho ngân sách
- Lập danh sách khách mời tham gia
- Lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp với không gian tổ chức.
- Chuẩn bị cơ sở hạ tầng và thiết bị
- Đảm bảo thời gian và khuyến khích sự thể hiện bản thân của nhiều học sinh.
- Tác phong, trang phục phù hợp.
3. Chia sẻ cảm xúc của em sau sự kiện sáng tạo
Gợi ý:
Cảm xúc của em sau sự kiện sáng tạo là phấn khích và hạnh phúc. Em cảm thấy tự hào về thành công của sự kiện và biết ơn về sự hỗ trợ từ bạn bè và sự hưởng ứng tích cực từ khách tham dự.
Nhiệm vụ 8: Tự đánh giá
Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.
Gợi ý:
Nội dung đánh giá | Tự đánh giá |
1. Nhận diện được những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân. | Đạt |
2. Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trưởng thành. | Tốt |
3. Chỉ ra được những biểu hiện và ý nghĩa của tư duy độc lập. | Đạt |
4. Nhận diện được khả năng tư duy độc lập qua các tình huống và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong tư duy độc lập khi giải quyết vấn đề. | Đạt |
5. Thể hiện được khả năng thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống. | Tốt |
6. Rèn luyện được khả năng tư duy độc lập, khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân. | Đạt |
7. Điều chỉnh được cảm xúc và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau. | Đạt |
8. Chia sẻ được về sự hợp lí trong điều chỉnh cảm xúc của em. | Đạt |
9. Thực hiện được công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian, các cam kết đề ra và rèn luyện thông qua tình huống. | Tốt |
10. Phân tích được những tình huống cụ thể thể hiện tính trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ những nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống. | Đạt |
11. Thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống và thể hiện các cách này trong một số tình huống. | Tốt |
12. Tổ chức được sự kiện đánh dấu sự trưởng thành. | Đạt |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo chủ đề 1, Giải chủ đề 1 HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải chủ đề 1 HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận