Siêu nhanh giải chủ đề 4 HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh chủ đề 4 HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 4. XÂY DỰNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của giá trị gia đình đối với cá nhân và xã hội

1. Xác định các giá trị mà mỗi gia đình thường mong muốn xây dựng.

Gợi ý:

  • Đề cao giá trị của tình yêu thương.

  • Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình.

  • Đề cao tính trách nhiệm.

  • Đề cao tinh thần tự giác

2. Chỉ ra những ảnh hưởng của giá trị gia đình đối với cá nhân, xã hội.

Gợi ý:

Ảnh hưởng của giá trị gia đình đối với cá nhân:

- Gia đình cung cấp một môi trường an toàn và ấm áp cho cá nhân, tạo điều kiện cho sự phát triển tình cảm và tinh thần.

- Gia đình là nơi ban đầu giúp cá nhân phát triển kỹ năng giao tiếp, xã hội và tự chăm sóc bản thân.

Ảnh hưởng của giá trị gia đình đối với xã hội:

- Góp phần tạo dựng những giá trị nền tảng mà xã hội cần hướng tới.

- Một gia đình ổn định và hạnh phúc thường giảm nguy cơ phạm tội của cá nhân, từ đó làm giảm tỷ lệ tội phạm trong xã hội.

- Hình thành ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình

1. Thảo luận về những việc cần làm để tổ chức cuộc sống gia đình

Gợi ý:

- Sắp xếp các hoạt động sinh hoạt gia đình.

- Xác định trách nhiệm của từng thành viên trong các công việc gia đình.

- Thực hiện những việc làm gắn kết các thành viên trong gia đình.

- Xây dựng và duy trì các truyền thống gia đình.

- Học cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, tích cực.

2. Trao đổi những việc làm thể hiện vai trò, trách nhiệm của em trong việc tổ chức cuộc sống gia đình.

Gợi ý:

  • Tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động gia đình.

  • Tôn trọng và hỗ trợ các thành viên khác trong gia đình, đồng thời tự chịu trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.

  • Thể hiện sự sẵn lòng học hỏi và phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng khi xảy ra xung đột trong gia đình.

3. Thể hiện vai trò, trách nhiệm của em trong việc tổ chức cuộc sống gia đình ở mỗi tình huống sau.

Tình huống 1

Thời gian gần đây, em trai S thường đi học hoặc đi chơi thể thao về muộn nên không ăn cơm cùng gia đình. Ngày nghỉ cuối tuần thì thức rất khuya và ngủ dậy muộn. Bố mẹ khá lo lắng về cách sinh hoạt của em trai S. Nếu là S, em sẽ khuyên em trai làm gì?

Tình huống 2

Dịp nghỉ lễ 4 ngày sắp tới, gia đình T dự định tổ chức đi du lịch. Vì gia đình có nhiều độ tuổi khác nhau nên những mong muốn, sở thích của mọi người cũng không giống nhau. Bố giao nhiệm vụ cho T tham khảo ý kiến, nhu cầu của các thành viên trong gia đình để lên kế hoạch cho chuyến du lịch. Nếu là T, em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ bố giao?

Tình huống 3

Bố mẹ giao cho hai chị em B nấu cơm, chăm sóc vật nuôi, cây trồng khi bố mẹ vắng nhà. Nhưng B giao việc nào thì em trai cũng không làm. Nếu là B, em sẽ làm gì để em trai thực hiện việc được giao?

Gợi ý:

Tình huống 1: Nếu là em, em sẽ khuyên em trai S nên tạo ra một thói quen sinh hoạt lành mạnh và có lợi cho sức khỏe. 

Tình huống 2: Nếu là T, em sẽ thực hiện các bước sau để hoàn thành nhiệm vụ:

  • Tìm hiểu ý kiến, sở thích của từng thành viên trong gia đình.

  • Lắng nghe và ghi nhận ý kiến của mỗi người, sau đó tổng hợp và đề xuất kế hoạch du lịch phù hợp với mọi người.

Tình huống 3: Nếu là B, em sẽ thực hiện các biện pháp sau để giúp em trai thực hiện việc được giao:

  • Tạo ra một lịch trình công việc cụ thể và phân công công việc rõ ràng.

  • Đưa ra hướng dẫn cụ thể.

  • Động viên và khích lệ em trai.

4. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi em thực hiện vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình.

Gợi ý:

Thuận lợi khi thực hiện vai trò trong tổ chức cuộc sống gia đình:

  • Gắn kết gia đình.

  • Phát triển trách nhiệm và tự tin.

  • Xây dựng kỹ năng quản lý.

  • Môi trường học hỏi.

Khó khăn khi thực hiện vai trò trong tổ chức cuộc sống gia đình:

  • Xung đột ý kiến.

  • Áp lực thời gian và công việc.

  • Sự đồng thuận khó đạt được.

Nhiệm vụ 3: Thể hiện sự chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình

1. Trao đổi những việc làm thể hiện sự chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình.

Gợi ý:

- Lắng nghe và quan sát để nhận ra những mong muốn của người thân.

- Tự giác, vui vẻ quan tâm, thực hiện những mong muốn của người thân.

- Tham gia vào việc chia sẻ công việc gia đình, từ việc nấu ăn đến việc dọn dẹp nhà cửa.

- Tổ chức các hoạt động gia đình như đi chơi, xem phim, hoặc dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa.

- Hiểu và tôn trọng ý kiến, mong muốn của mỗi thành viên.

2. Thể hiện những việc làm để chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình ở mỗi tình huống sau.

Tình huống 1: Ông bà H sống ở quê. Gần đây ông bị ốm, bố mẹ H phải thay nhau về quê để cùng bà chăm sóc ông, Nếu là H, em sẽ đề xuất ý kiến gì để chăm sóc ông bà?

Tình huống 2: Q đang học bài, bất chợt nhìn sang phía em trai thấy em đang ngồi vò đầu bứt tai có vẻ khó chịu. Nếu là Q, em sẽ thể hiện sự quan tâm như thế nào tới em trai?

Gợi ý:

Tình huống 1:

Đề xuất chăm sóc ông bà H. Bên cạnh đó,  em cũng tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của ông bà và hỏi thăm ý kiến của họ để có thể chăm sóc một cách chu đáo nhất.

Tình huống 2:

Em sẽ tạm thời dừng việc học để hỏi em trai có chuyện gì đang xảy ra. Hiểu rõ tình trạng của em trai bằng cách lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề em trai đang gặp phải và đưa ra những lời khuyên hữu ích.

3. Chia sẻ những khó khăn và cách em vượt qua khó khăn trong việc chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình.

Gợi ý:

Khó khăn: Thời gian hạn chế, công việc cá nhân nhiều, cảm xúc và ý kiến khác nhau trong gia đình.

Cách vượt qua:

  1. Xác định thứ tự ưu tiên của nhiệm vụ

  2. Phân công và hỗ trợ các thành viên trong gia đình thực hiện công việc.

  3. Xây dựng thói quen hợp tác và chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình hàng ngày.

  4. Thường xuyên trò chuyện và lắng nghe ý kiến của các thành viên trong gia đình để giải quyết mọi vấn đề.

Nhiệm vụ 4: Chủ động tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình

1. Thảo luận về cách chủ động tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.

Gợi ý:

- Tích cực tìm hiểu, học hỏi cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.

- Khuyến khích các thành viên nêu ý kiến của mình.

- Thảo luận và thuyết phục các thành viên hợp tác để tìm ra giải pháp phù hợp.

2. Thể hiện sự chủ động tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình ở các tình huống sau.

Tình huống 1:

Bố mẹ và B đang có mâu thuẫn trong việc đăng kí lựa chọn trường học ngành Sư phạm Địa lí cho B. Bố mẹ muốn B đăng kí học trường X, nhưng B thì mong muốn đăng kí học trường V. Nếu là B, em sẽ thể hiện sự chủ động tham gia giải quyết vấn đề này như thế nào?

Tình huống 2:

Em của Q thường tự ý sử dụng quần áo và đồ dùng của Q. Sử dụng xong, em cũng không để đúng nơi quy định, nhiều lúc còn lục tung đồ của Q mà không sắp xếp lại. Nếu là Q, em sẽ thể hiện sự chủ động giải quyết vấn đề này như thế nào?

Tình huống 3:

Bác sĩ khuyên ông ngoại của 5 hạn chế ăn mặn nên các món ăn của ông được mẹ 5 nấu giảm lượng muối. Ông không ăn và yêu cầu mẹ nấu thêm chút muối. Nếu là S, em sẽ thể hiện sự chủ động tham gia giải quyết vấn đề này như thế nào?

Gợi ý:

Tình huống 1:

Nếu em là B, em sẽ thảo luận với bố mẹ về lựa chọn trường học. Em có thể trình bày lý do và mong muốn của mình một cách rõ ràng. 

Tình huống 2:

Nếu em là Q, em sẽ nói chuyện trực tiếp với em của em, nói rằng việc sử dụng đồ của Q mà không xin phép và không sắp xếp lại sau khi sử dụng làm chị cảm thấy không thoải mái. 

Tình huống 3:

Nếu em là S, em sẽ thảo luận với ông nội về lợi ích của việc giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày dựa trên khuyến nghị của bác sĩ. 

3. Chia sẻ những tình huống nảy sinh trong gia đình mà em chủ động tham gia giải quyết.

Gợi ý:

Tình huống 1: Khi phát hiện ra rằng việc sắp xếp lịch trình gia đình gặp khó khăn vì mỗi người có các kế hoạch riêng, em đã tổ chức một cuộc họp gia đình để thảo luận và đề xuất một lịch trình chung hợp lý cho mọi người.

Tình huống 2: Khi thấy bố mẹ gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính gia đình, em đã tìm hiểu về các phương pháp quản lý tài chính và đề xuất một kế hoạch ngân sách gia đình để giúp họ tiết kiệm và sử dụng tiền một cách hiệu quả hơn.

Tình huống 3: Khi em nhận ra rằng việc phân công công việc trong gia đình không hiệu quả và gây xung đột, em đã tổ chức một cuộc họp gia đình để thảo luận và phân chia công việc một cách công bằng và hợp tác hơn.

Nhiệm vụ 5: Xây dựng, phát huy các giá trị gia đình

1. Xác định các giá trị của gia đình em cần xây dựng và phát huy.

Gợi ý:

  • Sự gắn kết giữa các thành viên

  • Trách nhiệm với gia đình

  • Sự tôn trọng lẫn nhau

  • Sự hỗ trợ lẫn nhau

  • Sự công bằng và bình đẳng

2. Thực hiện những việc làm để xây dựng và phát huy các giá trị gia đình.

Gợi ý:

  • Tổ chức các hoạt động chung cho gia đình.

  • Thể hiện sự quan tâm và chia sẻ với các thành viên trong gia đình.

  • Đề cao tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi tình huống.

  • Dành thời gian để giáo dục và truyền đạt những giá trị quan trọng từ gia đình đến thế hệ sau.

3. Chia sẻ kết quả thực hiện

Gợi ý:

  • Tăng cường sự gắn kết và giao lưu giữa các thành viên gia đình.

  • Xây dựng môi trường gia đình tích cực và ấm áp.

  • Tạo ra cơ hội tốt để thể hiện sự quan tâm và chia sẻ giữa các thành viên.

  • Truyền đạt giá trị quan trọng và truyền thống gia đình cho thế hệ sau.

Nhiệm vụ 6: Tự đánh giá

Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.

Gợi ý:

Nội dung đánh giá

Tự đánh giá

1. Nhận diện được các giá trị mà mỗi gia đình thường mong muốn xây dựng

Đạt

2. Chỉ ra được những ảnh hưởng của giá trị gia đình đối với cá nhân và xã hội.

Tốt

3. Liệt kê được những việc cần làm để tổ chức cuộc sống gia đình và những việc làm thể hiện vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình.

Đạt

4. Thực hiện được vai trò, trách nhiệm trong việc tổ chức cuộc sống gia đình trong các tình huống và thực tế cuộc sống.

Đạt

5. Thể hiện được sự chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình.

Tốt

6. Rèn luyện được việc chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình trong các tình huống và thực tế cuộc sống.

Đạt

7. Chủ động tham gia giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong gia đình.

Đạt

8. Rèn luyện được cách chủ động giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.

Đạt

9. Xây dựng và phát huy được các giá trị gia đình.

Tốt


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo chủ đề 4, Giải chủ đề 4 HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải chủ đề 4 HĐTN 12 bản 1 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác