Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 kết nối tri thức bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Khái niệm đường vuông góc và đường xiên:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên

- Từ một điểm A không nằm trên đường thẳng d, kẻ đường thẳng vuông góc với d tại H (H.9.9). 

- Đoạn thẳng AH gọi là đoạn vuông góc hay đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d. Ta gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống d.

- Lấy một điểm M trên d (M khác H), kẻ đoạn thẳng AM. Đoạn thẳng AM gọi là một đường xiên kẻ từ A đến đường thẳng d. 

So sánh đường vuông góc và đường xiên

HĐ.

a)

Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên

b) Xét tam giác AHM vuông tại H có: 

$\widehat{AHM}$ =90°

cạnh huyền AM là cạnh lớn nhất của tam giác.

=> AH < AM

=> Định lí:

Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường vuông góc là đường ngắn nhất.

Chú ý:

Vì độ dài đoạn thẳng AH là ngắn nhất trong các đoạn thẳng kẻ từ A đến d nên độ dài đoạn thẳng AH được gọi là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d (H.9.9)

Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên

+ Khi điểm A nằm trên đường thẳng d, người ta coi khoảng cách từ A đến d bằng 0.

Luyện tập:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên

a) Đường vuông góc: AB

Đường xiên: AM

b) Theo định lí đường vuông góc và đường xiên, ta thấy AB là đường vuông góc kẻ từ A đến BC nên AB sẽ ngắn nhất. AB < AM.

c) Ta có CB  AB

CB là khoảng cách từ điểm C đến AB

Vì ABCD là hình vuông 

CB = AD = 2cm

Vậy khoảng cách từ C đến AB là 2 cm.

Vận dụng:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên

Xét tam giác vuông ABO có: 

OA là đường vuông góc, OB là đường xiên

=> OA < OB (1)

Xét tam giác vuông ACO có:

OA là đường vuông góc, OC là đường xiên

=> OA < OC (2)

Từ (1) và (2) Bạn Nam nên chọn đường bơi OA.

Thử thách nhỏ:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên

a) Xét tam giác AMN có: 

M là góc tù 

=> AN là cạnh lớn nhất => AM < AN

b) + Khi M thay đổi trên một cạnh mút A của hình vuông ABCD thì độ dài AM không lớn hơn độ dài một cạnh của hình vuông. 

+ Khi M thay đổi trên một cạnh mút C thì AM không lớn hơn AC.

=> M ≡  C thì độ dài AM bằng độ dài AC là lớn nhất.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 KNTT bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên, kiến thức trọng tâm toán 7 kết nối bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên, Ôn tập toán 7 kết nối tri thức bài 32: Quan hệ đường vuông góc và đường xiên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác