Lý thuyết trọng tâm toán 7 cánh diều bài 8: Đường vuông góc và đường xiên
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều bài 8: Đường vuông góc và đường xiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN
Đoạn thẳng AH là đoạn vuông góc hay đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d;
Điểm H là chân của đường vuông góc hay hình chiếu của điểm A trên đường thẳng d;
Độ dài đoạn thẳng AH là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d;
Đoạn thẳng AB là một đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d.
Ví dụ 1 (SGK -tr97)
LT1:
a) Khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng BA.
b) Đoạn thẳng BC là một đường xiên kẻ từ B đến đường thẳng AC.
II. QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN
HĐ:
a) Tam giác AHB vuông tại H nên:
$\widehat{AHB}=90^{o},\widehat{ABH}<90^{o}$
Suy ra: $\widehat{AHB}>\widehat{ABH}$.
b) Xét tam giác ABH có: $\widehat{AHB}>\widehat{ABH}$ (theo a)
Suy ra AB > AH (tính chất góc và cạnh đối diện trong tam giác).
Kết luận: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.
Ví dụ 2 (SGK-tr98)
Ví dụ 3 (SGK-tr98)
LT2:
Xét tam giác ABC có: $\widehat{B}>\widehat{C}$ nên AC > AB.
Ta có: AH là đường vuông góc kẻ A đến đường thẳng BC.
AB, AC là đường xiên kẻ từ A đến đường thẳng BC.
Do đó: AH < AB, AH < AC.
Suy ra AH < AB < AC.
Thứ tự độ tăng dần các đoạn thẳng AB, AH, AC là AH; AB; AC.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận