Lý thuyết trọng tâm toán 7 cánh diều bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. KHÁI NIỆM
HĐ1:
a)
b) Khoảng cách từ điểm 5 đến điểm 0 là 5 đơn vị.
c) Khoảng cách từ điểm -5 đến điểm 0 là 5 đơn vị.
Kết luận: Khoảng cách từ điểm x đến điểm gốc 0 trên trục số được gọi là giá trị tuyệt đối của số x, kí hiệu là |x|.
Lưu ý:
- Giá trị tuyệt đối của một số luôn là một số không âm, |x| ≥ 0 với mọi số thực x.
- Hai số thực đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau: |-x| = |x| với mọi số thực x.
Ví dụ 1: SGK trang 45
Ví dụ 2: SGK trang 45
Luyện tập 1:
a)
Ta có: |a| = OA; |b| = OB
Vì OA > OB nên |a| > |b|
b)
Ta có: |a| = OA; |b| = OB
Vì OA < OB nên |a| < |b|
II. TÍNH CHẤT
HĐ2:
a) |x| = |0,5| = 0,5
b) |x| = |-$\frac{3}{2}$| = $\frac{3}{2}$
c) |x| = |0| = 0
d) |x| = |-4| = 4
e) |x| = |4| = 4
Kết luận:
- Nếu x là số dương thì giá trị tuyệt đối của x là chính nó: |x| = x với x > 0.
- Nếu x là số âm thì giá trị tuyệt đối của x là số đối của nó: |x| = - x với x <0.
- Giá trị tuyệt đối của 0 là 0, tức là |0| = 0.
Nhận xét: Với mỗi số thực x, ta có:
Ví dụ 3: SGK trang 46
Luyện tập 2:
|-79| = -(-79) = 79
|10,7| = 10,7
|$\sqrt{11}$| = $\sqrt{11}$
|$\frac{-5}{9}$| = $\frac{5}{9}$
Ví dụ 4: SGK trang 46
Luyện tập 3:
Vì x = -12 nên |x| = |-12| = 12
a) 18 + |x| = 18 + 12 = 30;
b) 25 - |x| = 25 - 12 = 13;
c) |3 + x| - |7| = |3 + (-12)| - 7 = |-9| - 7 = 9 - 7 = 2
Ví dụ 5: SGK trang 46.
Chú ý: Giả sử hai điểm A, B lần lượt biểu diễn hai số thực a, b khác nhau trên trục số. Khi đó, độ dài đoạn thẳng AB là |a - b|, tức là: AB = |a - b|
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận