Giải bài 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ
Giải chương 1 bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ - Sách toán 7 tập 1 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Khởi động
Câu hỏi: Nhiệt độ lúc 13 giờ ngày 24/01/2016 tại một số trạm đo được bởi bảng như sau:
Các số chỉ nhiệt độ nêu trên có viết được dưới dạng phân số không?
Trả lời:
Các số chỉ nhiệt độ nêu trên viết được dưới dạng phân số. Ta có:
- 1,3 = $\frac{-13}{10}$; - 0,5 = $\frac{-5}{10} = \frac{-1}{2}$ ;
0,3 = $\frac{3}{10}$ ; -3,1 = $\frac{-31}{10}$
I. Số hữu tỉ
Hoạt động 1. Viết các số -3; 0,5; $2\frac{3}{7}$ dưới dạng phân số.
Trả lời:
- 3 = $\frac{-3}{1}$ | 0,5 = $\frac{5}{10} = \frac{1}{2}$ | $2\frac{3}{7}= \frac{2.7 + 3}{7}=\frac{17}{7}$ |
Luyện tập 1. Các số 21; -12; $\frac{-7}{-9}$; -4,7; -3,05 có là số hữu tỉ không? Vì sao?
Trả lời:
Ta có: 21 = $\frac{21}{1}$; -12 = $\frac{-12}{1}$; $\frac{-7}{-9}$= $\frac{7}{9}$
-4,7 = $\frac{-47}{10}$; -3,05 = $\frac{-305}{100}$ = $\frac{-61}{20}$
=> Các số trên đều là số hữu tỉ.
II. Biểu diễn số hữu tỉ ở trục số
Hoạt động 2. Biểu diễn số hữu tỉ $\frac{7}{10}$ trên trục số
Trả lời:
Luyện tập 2. Biểu diễn số hữu tỉ -0,3 trên trục số
Trả lời:
III. Số đối của một số hữu tỉ
Hoạt động 3. Quan sát hai điểm biểu diễn các số hữu tỉ $\frac{5}{4}$ và $\frac{-5}{4}$ trên trục số sau:
Nêu nhận xét về khoảng cách từ hai điểm $\frac{5}{4}$ và $\frac{-5}{4}$ đến điểm 0.
Trả lời:
Hai điểm biểu diễn các số hữu tỉ $\frac{5}{4}$ và $\frac{-5}{4}$ cách gốc 0 một khoảng bằng nhau.
Luyện tập 3. Tìm số đối của mỗi số sau: $\frac{2}{9}$; -0,5
Trả lời:
- Số đối của $\frac{2}{9}$ là $\frac{-2}{9}$
- Số đối của -0,5 là 0,5
IV. So sánh các số hữu tỉ
Hoạt động 4. So sánh:
a. $-\frac{1}{3}$ và $\frac{-2}{5}$ b. 0,125 và 0,13 c. -0,6 và $\frac{-2}{3}$
Trả lời:
a. Ta có: $-\frac{1}{3}$ = $\frac{-5}{15}$ ; $\frac{-2}{5}$ = $\frac{-6}{15}$
Vì -5 > -6 nên $\frac{-5}{15}$ > $\frac{-6}{15}$ hay $-\frac{1}{3}$ > $\frac{-2}{5}$
b. 0,125 < 0,13 vì chữ số hàng phần trăm của 0,125 là 2 nhỏ hơn chữ số hàng phần trăm của 0,13 là 3
c. Ta có: -0,6 = $\frac{-6}{10}$ = $\frac{-3}{5}$= $\frac{-9}{15}$
$\frac{-2}{3}$= $\frac{-10}{15}$
Vì -9 > -10 nên $\frac{-9}{15}$ > $\frac{-10}{15}$ hay -0,6 > $\frac{-2}{5}$
Luyện tập 4. So sánh:
a) -3,23 và -3,32 b) $-\frac{7}{3}$ và -1,25
Trả lời:
a) Ta có: 3,23 < 3,32 nên -3,23 > -3,32
b) Ta có: $-\frac{7}{3}$ = $\frac{-28}{12}$; -1,25 = $\frac{-125}{100}$= $\frac{-5}{4}$ = $\frac{-15}{12}$
Vì -28 < -15 nên $\frac{-28}{12}$ < $\frac{-15}{12}$ hay $-\frac{7}{3}$ < -1,25
Bình luận