Lý thuyết trọng tâm sinh học 11 chân trời bài 12: Miễn dịch ở động vật và người

Tổng hợp kiến thức trọng tâm sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 12: Miễn dịch ở động vật và người. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ở ĐỘNG VẬT

Một số nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người gồm: 

  • Nguyên nhân bên ngoài: các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học, thói quen sinh hoạt,…
  • Nguyên nhân bên trong: di truyền, tuổi tác…

II. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI

  1. Khái niệm miễn dịch

  • Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh ( vi khuẩn, virus, ung thư,..) giữ cho có thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật
  • Miễn dịch được chia làm 2  loại: Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
  1. Hệ miễn dịch ở người

  • Hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm hàng rào bảo vệ bên trong và hàng rào bảo vệ bên ngoài.
    • Hàng rào bảo vệ bên trong: các cơ quan (tuỷ xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết), các tế bào bạch cầu.
    • Hàng rào bảo vệ bên ngoài da, niêm mạc và các chất tiết (nước mắt, nước bọt,...… 
  • Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể:
    • Các cơ quan sẽ sản sinh ra các loại bạch cầu. Bạch cầu tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng nhiều cách như: thực bào, tiết enzyme, tiết khẳng thể...
    • Nước mắt, nước bọt, nước mũi, nước tiểu,... có chứa nhiều enzyme lysozyme để tiêu diệt vi khuẩn
    • Chất nhờn và mồ hỏi có pH từ 3 – 5 ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật.
  • Kết luận: Ở người và động vật, hệ miễn dịch đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  1. Các loại miễn dịch

a) Miễn dịch không đặc hiệu

  • Miễn dịch không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ có sẵn ở động vật và người khi mới sinh ra mà không cần có sự tiếp xúc trước với kháng  nguyên, không có tính đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh, có thính bẩm sinh, di truyền được.
  • Kết luận: Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.

b) Miễn dịch đặc hiệu

  • Miễn dịch đặc hiệu là phản ứng đặc hiệu của cơ thể để chống lại các kháng nguyên ( các phần tử trên bề mặt vi khuẩn, virus, tế bào  lạ,..; nọc độc của rắn hoặc các độc tố) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
  • Kết luận: Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

III. BẢO VỆ SỨC KHỎE Ở NGƯỜI

  1. Quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của một số tác nhân

Các tác nhân có thể phá vỡ hệ miễn dịch của cơ thể: virus, vi khuẩn, tế bào ung thư, các nhân tố môi trường (tác nhân hóa học, vật lí,…)

  1. Hiện tượng dị ứng và cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh

Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định (được gọi là dị nguyên). 

  1. Vai trò của vaccine và tiêm phòng bệnh, dịch.

  • Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất kháng nguyên (như gene hoặc RNA mã hóa protein của vi khuẩn, virus) hoặc  kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh được dùng để tạo miễn dịch chủ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Kết luận: 
    • Tiêm chủng vaccine chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch.
    • Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức sinh học 11 CTST bài 12 Miễn dịch ở động vật và người, kiến thức trọng tâm sinh học 11 chân trời bài 12: Miễn dịch ở động vật và người, Ôn tập sinh 11 chân trời bài Miễn dịch ở động vật và người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác