Giải Sinh học 11 Chân trời bài 10 Tuần hoàn ở động vật

Giải bài 10: Tuần hoàn ở động vật, sách Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

A – Kiến thức trọng tâm

1. Hệ tuần hoàn ở động vật gồm các bộ phận: dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu

2. Hệ tuần hoàn có 2 dạng là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

3. Tim có chức năng bơm hút và đẩy máu trong mạch máu

- Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim

- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin

4. Hệ mạch gồm các động mạch, tính mạch nối với nhau thông qua các mao mạch

- Hệ thống động mạch : động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.

- Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.

- Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.

5. Máu được vận chuyển trong hệ mạch tuân theo các quy luật vật lí liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy, vận tốc, sức cản của mạch

- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch, là kết quả của các yếu tố: co bóp tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu. Huyết áp gồm huyết áp tâm thu và tâm trương, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần theo khoảng cách tính từ tâm thất trái

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây, phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại

- Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu với các mô, tế bào. Tốc độ máu chảy trong mao mạch là chậm nhất.

6. Điều hòa hoạt động tim mạch qua cơ chế thần kinh và có chế thể dịch

- Cơ chế thần kinh thực hiện theo nguyên tắc phản xạ

- Cơ chế thể dịch thực hiện nhờ các hormone của tuyến nội tiết

7. Bảo vệ sức khỏe hệ tuần hoàn bằng cách tập thể dục thể thao đều đặn, điều tiết chế độ ăn uống,...

8. Rượu bia gây tác hại cho người sử dụng qua ba cơ chế chính là gây độc, rối loạn nhận thức, hành vi và gây nghiện,... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hệ tuần hoàn tim mạch.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Giãn tĩnh mạch là bệnh lí thuộc nhóm bệnh của máu ngoại vi. Bệnh giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng gì đến sự lưu thông máu trong cơ thể

I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ VẬN CHUYỂN

Câu hỏi 1: Trình bày một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN

Câu hỏi 2: Dựa vào Hình 10.1 và 10.2, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Câu hỏi 3: Dựa vào Hình 10.3, hãy:

a, Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá, ở lưỡng cư trưởng thành và ở động vật có vú.

b, Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn?

c, Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép?

Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá, ở lưỡng cư trưởng thành và ở động vật có vú.

III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

Câu hỏi 4: Dựa vào Hình 10.4, hãy trình bày cấu tạo của tim.

Dựa vào Hình 10.4, hãy trình bày cấu tạo của tim.

Câu hỏi 5: Dựa vào Hình 10.5, hãy giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim

Dựa vào Hình 10.5, hãy giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim

Câu hỏi 6: Quan sát Hình 10.6, hãy cho biết trong một chu kì, hoạt dộng của tim diễn ra như thế nào. Vai trò của các van tim là gì?

Quan sát Hình 10.6, hãy cho biết trong một chu kì, hoạt dộng của tim diễn ra như thế nào. Vai trò của các van tim là gì?

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn nào? Tại sao

IV. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH

Câu hỏi 7: Dựa vào Hình 10.7, hãy mô tả cấu tạo của các loại mạch máu.

Dựa vào Hình 10.7, hãy mô tả cấu tạo của các loại mạch máu.

Câu hỏi 8: Dựa vào Hình 10.8, hãy mô tả sự biến động của huyết áp và giải thích tại sao có sự biến động đó.

Dựa vào Hình 10.8, hãy mô tả sự biến động của huyết áp và giải thích tại sao có sự biến động đó.

Câu hỏi 9: Quan sát Hình 10.9, hãy rút ra nhận xét về sự tương quan giữa huyết áp, vận tốc máu và tiết diện của các mạch máu.

Quan sát Hình 10.9, hãy rút ra nhận xét về sự tương quan giữa huyết áp, vận tốc máu và tiết diện của các mạch máu.

Câu hỏi 10: Vận tốc máu trong mao mạch chậm nhất có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?

V. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH

Câu hỏi 11: Quan sát Hình 10.11, hãy cho biết hoạt động tim mạch được điều hòa như thế nào?

Quan sát Hình 10.11, hãy cho biết hoạt động tim mạch được điều hòa như thế nào?

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Hãy so sánh hoạt động của tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Giải thích

VI. BẢO VỆ SỨC KHỎE HỆ TUẦN HOÀN

Câu hỏi 12: Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây nên một số bệnh về hệ tuần hoàn phổ biến và các biện pháp phòng chống

Hoạt động vận dụng

Câu hỏi: Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ở Điều 5,6,7,8 có quy định về việc xử phạt với người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mực cho phép, cụ thể là 50mg/100mL máu, 0,25mg/1L khí thở đối với xe máy và 80mg/100mL máu, 0,4mg/1L khí thở đối với ô tô. Theo em, quy định này có ý nghĩa như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải Sinh 11 chân trời sáng tạo bài 10: Tuần hoàn ở động vật, giải Sinh 11 chân trời, giải Sinh 11 ctst, giải sinh 11 chân trời bài 10, giải bài Tuần hoàn ở động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác