Giải Sinh học 11 Chân trời bài 2 trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải bài 2: trao đổi nước và khoáng ở thực vật, sách Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

A – Kiến thức trọng tâm

1. Nước và chất khoáng là những chất cần thiết của thực vật, được hấp thụ để xây dựng chất sống cho cơ thể.

- Nước là thành phần cấu tạo của tế bào, là dung môi hòa tan nhiều chất, tham gia vào các phản ứng sinh hóa, trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ, tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật.

- Các chất khoáng có vai trò tham gia xây dựng cấu trúc cơ thể thực vật và điều tiết các quá trình sinh lí trao đổi chất. Mỗi nguyên tố khoáng đảm nhận vai trò cụ thể khác nhau.

2. Trao đổi nước gồm 3 giai đoạn xảy ra đồng thời và có quan hệ mật thiết với nhau:

- Hấp thụ nước và khoáng ở rễ

  • Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn)
  • Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế : thụ động và chủ động
  • Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

- Vận chuyển nước ở thân

  • Trong thân thực vật có mạch gỗ, gồm các tế bào chết. Mạch gỗ có 2 loại là quản bào và mạch ống. Dòng mạch gỗ (còn gọi là dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến là và những phần khác của cây.
  • Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+ , Mg2+ … từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, hạt, củ, quả…)

- Thoát hơi nước ở lá: Ở thực vật có hai con đường thoát hơi nước là con đường qua khí khổng và con đường qua bề mặt lớp cutin biểu bì lá. Thoát hơi nước qua khí khổng là hình thức thoát hơi nước chủ yếu, chiếm tới 90%. Thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết bởi cơ chế đóng mở khí khổng. Thoát hơi nước ở lá tạo lực hút kéo nước từ dưới lên, điều hòa nhiệt độ làm cho cây không bị đốt nóng.

3. Nitrogen là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần tham gia cấu tạo nhiều hợp chất sinh học quan trọng và tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của tế bào thực vật

- Thực vật cung cấp nitrogen dưới dạng NH4+ và NO3- tạo ra từ hoạt động cố định nitrogen

- Quá trình trao đổi nitrogen trong cây gồm quá trình khử NO3- và đồng hóa NH4+

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, tính chất của đất.

5. Ứng dụng thực tiễn: tưới nước, bón phân hợp lí cho cây trồng

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát hình 2.1 và cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ nước và đủ chất khoáng.

Quan sát hình 2.1 và cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ nước và đủ chất khoáng.

I. VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 1: Tại sao thực vật cần phải hấp thụ nước?

Câu hỏi 2: Xem bảng 2.1, Hình 2.2 và liệt kê những biểu hiện của cây khi thiếu các nguyên tố khoáng.

Xem bảng 2.1, Hình 2.2 và liệt kê những biểu hiện của cây khi thiếu các nguyên tố khoáng.

Xem bảng 2.1, Hình 2.2 và liệt kê những biểu hiện của cây khi thiếu các nguyên tố khoáng.

Xem bảng 2.1, Hình 2.2 và liệt kê những biểu hiện của cây khi thiếu các nguyên tố khoáng.

II. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 3: Quan sát sơ đồ ở Hình 2.3, hãy mô tả sơ lược quá trình trao đổi nước trong cây.

Quan sát sơ đồ ở Hình 2.3, hãy mô tả sơ lược quá trình trao đổi nước trong cây.

Câu hỏi 4: Cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ khác nhau như thế nào?

Câu hỏi 5: Quan sát Hình 2.5, hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.

Câu hỏi 6: Quan sát Hình 2.6 và cho biết sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và trong mạch rây xảy ra như thế nào?

Quan sát Hình 2.6 và cho biết sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và trong mạch rây xảy ra như thế nào?  

Câu hỏi 7: Sự thoát hơi nước ở lá được thực hiện như thế nào? Hãy giải thích nguyên nhân gây nên sự đóng, mở của khí khổng.

Câu hỏi 8: Sự thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với đời sống của cây?

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Quan sát số liệu về số lượng khí khổng ở hai mặt lá của một số loài thực vật dưới đây. Hãy rút ra nhận xét về sự phân bố của khí khổng ở lá cây Một lá mầm và lá cây Hai lá mầm. 

 Quan sát số liệu về số lượng khí khổng ở hai mặt lá của một số loài thực vật dưới đây.

Hoạt động vận dụng

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: "Ở thời điểm buổi trưa mùa hè nắng nóng, người nông dân nên tưới bổ sung nước để cây trồng tăng cường quang hợp và đạt năng suất cao". Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích.

III. DINH DƯỠNG NITROGEN Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 9: Quan sát hình 2.19 và cho biết nguồn nitrogen cung cấp cho cây được tạo ra từ những hoạt động nào.

Quan sát hình 2.19 và cho biết nguồn nitrogen cung cấp cho cây được tạo ra từ những hoạt động nào.

Hoạt động vận dụng

Câu hỏi: Hiện tượng nào trong tự nhiên được con người ứng dụng để sản xuất phân đạm?

Câu hỏi 10: Khi được hấp thụ vào trong cây, các dạng nitrogen được chuyển hóa như thế nào?

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 11: Từ thông tin ở Bảng 2.3, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cường độ thoát hơi nước của cây nha đam.

Từ thông tin ở Bảng 2.3, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cường độ thoát hơi nước của cây nha đam.

Câu hỏi 12: Nhiệt độ môi trường đất, nhiệt độ của không khí ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật.

V. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG

Câu hỏi 13: Để tưới nước hợp lí cho cây trồng cần dựa vào những yếu tố nào?

Câu hỏi 14: Để bón phân hợp lí cho cây trồng cần dựa vào những yếu tố nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải Sinh 11 chân trời sáng tạo bài 2:trao đổi nước và khoáng ở thực vật, giải Sinh 11 chân trời, giải Sinh 11 ctst, giải sinh 11 chân trời bài 2, giải bài trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác