Lý thuyết trọng tâm sinh học 11 chân trời bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

  • Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng trong cây. Nước và chất khoáng là những chất rất cần thiết cho đời sống của cây trồng.
  • Nước và chất khoáng là những chất cần thiết của thực vật, được hấp thụ để xây dựng chất sống cho cơ thể. Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào, là dung môi hòa tan nhiều chất, tham gia vào các phản ứng sinh hóa, trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ, tham gia vào chuyển hóa các chất  trong cơ thể thực vật. Các chất khoáng có vai trò tham gia xây dựng cấu trúc cơ thể thực vật và điều tiết các quá trình sinh lí trao đổi chất.

2. QUÁT TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

Hoạt động trao đổi nước và khoáng ở thực vật diễn ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau gồm:

    • Hấp thụ nước ở hệ rễ.
    • Vận chuyển nước ở thân.
    • Thoát hơi nước ở lá.
  • Sự hấp thụ ion khoáng gắn liền với sự hấp thụ nước.
  • Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào lông hút theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.

* Đọc thêm

  • Hiện tượng rỉ nhựa là hiện tượng khi cắt ngang cây ở gần gốc sẽ thấy nhựa rỉ ra ở vết cắt do áp suất rễ đẩy nước từ gốc lên.
  • Hiện tượng ứ giọt là các giọt nước ứ ra trên mép lá trong điều kiện không khí bão hòa hơi nước ( không có thoát hơi nước kéo nước lên, chỉ đo áp suất rễ đẩy nước lên mép lá)

Hiện tượng ứ giọt là các giọt nước ứ ra trên mép lá trong điều kiện không khí bão hòa hơi nước ( không có thoát hơi nước kéo nước lên, chỉ đo áp suất rễ đẩy nước lên mép lá)

3. DINH DƯỠNG NITROGEN Ở THỰC VẬT 

  • Trong tự nhiên, nitrogen có mặt trong không khí và trong đất.
  • Cây hấp thụ nitrogen dưới dạng $NH_4^{+}$ và $NO^{-}_3$. 
  • Khi hấp thụ vào cây, $NO^{-}_3$ được khử thành $NH_4^{+}$; sau đó $NH_4^{+}$ được đồng hóa thành các hợp chất hữu cơ trong cây.

4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT

Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, tính chất của đất,…

5. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG

  • Trong trồng trọt, cần thực hiện các biện pháp tưới tiêu, bón phân hợp lý nhằm đạt được hiệu quả sản xuất
  • Khi cây chịu tác động của những điều kiện bất lợi sẽ hình thành phản xạ chống chịu, con người có thể tiến hành các biện pháp kĩ thuật để tăng tính chống chịu cho cây trồng.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức sinh học 11 CTST bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, kiến thức trọng tâm sinh học 11 chân trời bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, Ôn tập sinh 11 chân trời bài Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác