Giải Sinh học 11 Chân trời bài 15 Cảm ứng ở thực vật

Giải bài 15: Cảm ứng ở thực vật, sách Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

A – Kiến thức trọng tâm

1. Cảm ứng ở thực vật là sự thu nhận và trả lời đối với các kích thích từ môi trường của các cơ quan trên cơ thể thực vật

2. Cảm ứng ở thực vật thường xảy ra chậm, khó quan sát và được biểu hiện thông qua sự vận động của các cơ quan trên cơ thể thực vật như hướng sáng, hướng nước, hướng hóa,... có thể xảy ra do thay đổi hàm lượng hormone hoặc thay đổi độ trương nước.

3. Có 2 hình thức biểu hiện cảm ứng thực vật:

- Vận động hướng động: là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Sự vận động của cây có thể là hướng động dương và hướng động âm. Có các dạng hướng động: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng nước, hướng hóa, hướng tiếp xúc.

- Vận động cảm ứng là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng. Dựa vào tác nhân kích thích, vận động cảm ứng chia thành: quang ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,... Dựa vào cơ chế phản ứng, chia thành 2 loại là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

4. Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật, con người có thể điều khiển các yếu tố môi trường nhằm kích thích sự sinh trưởng của cây trồng theo hướng có lợi cho con người nhằm giúp nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần tăng hiệu quả kinh tế

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp làm cỏ, xới đất và vun gốc, tưới nước và bón phân xung quanh gốc cây khi trồng cây nhằm tăng kích thước bộ rễ. Cơ sở khoa học của biện pháp này là gì?

I. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 1: Cảm ứng ở thực vật được biểu hiện thông qua những quá trình nào? Cho ví dụ.

II. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 2: Hoàn thành bảng sau đây:

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Hãy dự đoán cây sẽ phản ứng như thế nào trong các trường hợp sau đây. Giải thích

a, Treo chậu cây nằm ngang so với mặt đất

b, Treo chậu cây ở tư thế úp ngược

Câu hỏi 3: Hãy xác định kiểu vận động cảm ứng và tác nhân kích thích trong các trường hợp sau:

a, Hoạt động đóng, mở khí khổng

b, Hoa mười giờ nở vào buổi sáng

c, Hoa tulip nở ở nhiệt độ 25-30 oC

d, cây bắt ruồi

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Hiện tượng ngừng sinh trưởng của chồi vào mùa đông ở cây phượng thuộc kiểu vận động cảm ứng nào? Giải thích

III. ỨNG DỤNG CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 4: Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn. Cho biết mỗi ứng dụng đó dựa trên cơ sở loại cảm ứng nào và đã mang lại lợi ích gì cho con người bằng cách hoàn thành Bảng 15.1

Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn. Cho biết mỗi ứng dụng đó dựa trên cơ sở loại cảm ứng nào và đã mang lại lợi ích gì cho con người

Hoạt động vận dụng

Câu hỏi: Tại sao khi trồng lúa, người ta thường bón phân sát mặt đất, còn khi trồng cây ăn quả cần đào hố sâu để bón

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải Sinh 11 chân trời sáng tạo bài 15: Cảm ứng ở thực vật, giải Sinh 11 chân trời, giải Sinh 11 ctst, giải sinh 11 chân trời bài 15, giải bài Cảm ứng ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác