Giải Sinh học 11 Chân trời bài 12 Miễn dịch ở động vật và người

Giải bài 12: Miễn dịch ở động vật và người, sách Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

A – Kiến thức trọng tâm

1. Một số nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người gồm: nguyên nhân bên ngoài (các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học, thói quen sinh hoạt,...), nguyên nhân bên trong (di truyền, tuổi tác,...)

2. Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư,...), giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật. Ở động vật và người, miễn dịch được chi thành 2 loại là miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

3. Hệ miễn dịch ở người gồm hàng rào bảo vệ bên trong (các cơ quan và các tế bào bạch cầu) và hàng rào bảo vệ bên ngoài (da, niêm mạc, các chất tiết)

4. Miễn dịch không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ có sẵn ở động vật và người từ khi mới sinh ra mà không cần có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên, không có tính đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh, có tính chất bẩm sinh, di truyền được

5. Miễn dịch đặc hiệu là phản ứng đặc hiệu của cơ thể để chống lại các kháng nguyên (các phân tử trên bề mặt vi khuẩn, virus, tế bào lạ,...) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại:

- Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của kháng thể

- Miễn dịch qua trung gian tế bào có sự tham gia của tế bào lympho T độc

6. Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ không phản ứng lại với các kháng nguyên của bản thân. Tuy nhiên, một số trường hợp, hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng chống lại các tế bào, cơ quan của cơ thể được gọi là hiện tượng tự miễn

7. Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định, lúc này các dưỡng bào tiết nhiều histamine gây nên các phản ứng quá mức như hắt hơi, ngứa, ho,... Phản ứng dị ứng ở mỗi người có thể khác nhau tùy vào di truyền, tác nhân,...

8. Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên (như gen hoặc RNA mã hóa protein của vi khuẩn, virus) hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh được dùng để tạo miễn dịch chủ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.

9. Tiêm chủng diện rộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng bệnh, dịch. Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có khoảng 70-80% dân số được tiêm chủng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Ở người, khi tiếp xúc cùng một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 12.1, hãy xác định các nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người bằng cách hoàn thành các bảng sau:

II. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI

Câu hỏi 2: Miễn dịch có vai trò như thế nào đối với động vật và người

Câu hỏi 3: Quan sát Hình 12.2 và cho biết hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những thành phần nào. Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng những cách nào

hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những thành phần nào. Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng những cách nào

Câu hỏi 4: Trong miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể sẽ được bảo vệ bởi những hàng rào bảo vệ nào?

Câu hỏi 5: Quan sát Hình 12.4, hãy cho biết vai trò của các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bằng cách hoàn thành bảng sau:

Quan sát Hình 12.4, hãy cho biết vai trò của các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bằng cách hoàn thành bảng sau

Quan sát Hình 12.4, hãy cho biết vai trò của các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bằng cách hoàn thành bảng sau

Câu hỏi 6: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Hãy giải thích tại sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh lại rất nhỏ

III. BẢO VỆ SỨC KHỎE Ở NGƯỜI

Câu hỏi 7: Hãy dự đoán một số nguyên nhân có thể làm cho hệ miễn dịch bị tổn thương và suy giảm chức năng

Câu hỏi 8: Tại sao nói "Người nhiễm HIV không chết vì HIV mà chết vì các loài sinh vật gây bệnh khác"?

Câu hỏi 9: Ở người, tại sao các tế bào ung thư khó bị phát hiện bởi hệ miễn dịch?

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Hãy cho biết vai trò của việc bảo vệ môi trường trong phòng chống các bệnh ở người.

Câu hỏi 10: Hãy hoàn thành bảng sau về một số hiện tượng dị ứng mà em biết

Hãy hoàn thành bảng sau về một số hiện tượng dị ứng mà em biết

Câu hỏi 11: Sau khi tiêm kháng sinh (hay vaccine), cơ thể chúng ta có thể xuất hiện những phản ứng gì? Tại sao lại có những phản ứng đó?

Câu hỏi 12: Hãy kể tên một số loại vaccine em đã được tiêm và cho biết tiêm các loại vaccine đó để phòng bệnh gì.

Hoạt động vận dụng:

Câu hỏi: Tiến hành điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch tại địa phương em thông qua các nội dung sau: đối tượng (vật nuôi, con người), loại bệnh (dịch), kế hoạch tiêm phòng, loại vaccine, tỉ lệ đã tiêm và chưa tiêm (nêu rõ lý do nếu chưa tiêm); đánh giá tính hiệu quả của công tác tiêm phòng

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải Sinh 11 chân trời sáng tạo bài 12: Miễn dịch ở động vật và người, giải Sinh 11 chân trời, giải Sinh 11 ctst, giải sinh 11 chân trời bài 12, giải bài Miễn dịch ở động vật và người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác