Giải SBT Sinh học 11 Chân trời Bài 12 Miễn dịch ở động vật và người

Giải chi tiết sách bài tập SBT sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 12 Miễn dịch ở động vật và người. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 12.1: Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi nào?

A. Khi cơ thể bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm.

B. Khi cơ thể không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

C. Khi cơ thể bị các vết thương ở da hay niêm mạc.

D. Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn.

Bài 12.2: Loại tế bào nào sau đây có vai trò tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát?

A. Lympho T độc.

B. Lympho T nhớ.

C. Lympho B.

D. Lympho T hỗ trợ.

Bài 12.3: Dị ứng là gì?

A. Là phản ứng quá mức của cơ thể với kháng nguyên của bản thân.

B. Là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân của môi trường.

C. Là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

D. Là phản ứng của cơ thể khi mắc bệnh.

Bài 12.4: Chất nào sau đây có tác dụng gây phản ứng dị ứng?

A. Cytokine.

B. Lysozyme.

C. Interferon.

D. Histamine.

Bài 12.5: Cho các phản ứng sau đây:

(1) Tế bào lympho B tiết kháng thể.

(2) Các tuyến và niêm mạc tiết dịch nhầy.

(3) Tạo các peptide và protein kháng khuẩn.

(4) Hoạt hoá và tăng sinh tế bào lympho T độc.

Có bao nhiêu phản ứng thuộc đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Bài 12.6: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra.

C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.

D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Bài 12.7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về vaccine và vai trò của tiêm vaccine?

(1) Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên (như gene hoặc RNA mã hoá protein của vi khuẩn, virus) hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh.

(2) Vaccine được dùng để tạo miễn dịch thụ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

(3) Tiêm chủng trên diện rộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh, dịch.

(4) Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có khoảng 50 % dân số được tiêm chủng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Bài 12.8: Có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là bệnh tự miễn?

(1) Tế bào lympho T tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

(2) Các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ tế bào hồng cầu.

(3) Các tế bào T tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.

(4) Các đại thực bào tiêu huỷ các protein của virus và các tế bào bị lây nhiễm.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Bài 12.9: Đối với những người mắc hội chứng AIDS, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết là do

A. HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu lympho T.

B. HIV tấn công bạch cầu dẫn đến người bệnh bị ung thư máu.

C. hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể mắc các bệnh cơ hội do các sinh vật cơ hội gây ra.

D. tế bào lympho T trở nên bất thường và tiêu diệt các tế bào của cơ thể.

Bài 12.10: Ở động vật không xương sống, chất nào sau đây có vai trò tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể?

A. Lysozyme.

B. Cytokine.

C. Interferon.

D. Histamine.

Bài 12.11: Tại sao chăm sóc và bảo vệ tốt cho da góp phần bảo vệ sức khỏe ở người?

Bài 12.12: Trả lời các câu hỏi sau:

a) Kháng nguyên, kháng thể là gì?

b) Tại sao cơ thể cần nhiều loại kháng thể khác nhau?

c) Sự liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên có tính chất gì? Tính chất đó được thể hiện như thế nào? Vẽ hình minh hoạ mối liên hệ giữa kháng nguyên và kháng thể

Bài 12.13: Lớp tế bào ngoài cùng của da và dịch nhầy do niêm mạc tiết ra đóng vai trò như thế nào trong việc ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại?

Bài 12.14: Những sinh vật nào có thể gây ra các bệnh ở động vật và người? Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua những con đường nào? Em cần làm gì để có thể hạn chế sự xâm nhập của các sinh vật đó?

Bài 12.15: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Sau khi vào cơ thể, SARS-CoV-2 xâm nhập vào các đại thực bào, tế bào bạch cầu ở phổi, kích thích các tế bào này giải phóng cytokine là tín hiệu để kích hoạt các tế bào đáp ứng miễn dịch. Cytokine được sản sinh ra nhanh chóng phát tán khắp cơ thể, kích hoạt nhiều tế bào bạch cầu khác tiết một lượng lớn cytokine gây nên “cơn bão cytokine" dẫn đến phản ứng viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác nhau (tim, gan, thận, hệ thần kinh,...) bị tổn thương gây suy đa tạng; các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn quá trình đông máu; bệnh chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong.

a) “Cơn bão cytokine" là gì?

b) Tại sao người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao?

c) Hiện tượng “cơn bão cytokine" ở người mắc Covid-19 có được xem là hiện tượng tự miễn không? Giải thích.

Bài 12.16: Hình 12.1 mô tả cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có kháng nguyên xâm nhập.

a) Hãy hoàn thành các chú thích trong Hình 12.1.

b) Cho biết sự khác nhau giữa hai cơ chế (A) và (B).

Hình 12.1 mô tả cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có kháng nguyên xâm nhập.

Bài 12.17: Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và phản ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng nguyên, hình thành các tương bào và tiết kháng thể. Hãy nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Sinh học 11, Giải SBT Sinh học 11 Chân trời Bài 12 Miễn dịch ở động vật và người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác