Giải SBT Sinh học 11 Chân trời Bài 3 Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thuỷ canh, khí canh

Giải chi tiết sách bài tập SBT sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thuỷ canh, khí canh. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 3.1: Khi cắm một cành hoa trắng (đã cắt bớt lá) vào cốc thuỷ tinh chứa dung dịch mực tím, sau một thời gian cánh hoa sẽ

A. không thay đổi màu vì cành hoa không có rễ để hấp thụ nước.

B. đổi thành màu tím do dung dịch màu được vận chuyển lên cánh hoa.

C. không đổi màu vì cành hoa không có lá nên không tạo được động lực vận chuyển nước.

D. đổi thành màu tím do ban đầu trong cánh hoa đã xảy ra quá trình chuyển hóa sắc tố.

Bài 3.2: Trong thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, để tránh nước trong cốc bị bốc hơi sau khi cắm cây, ta cần

A. đặt cốc chứa cây ở nơi có ánh sáng.

B. đặt cốc chứa cây ở nơi không có ánh sáng.

C. đậy kín miệng cốc.

D. đậy kín miệng cốc và đặt ở nơi không có ánh sáng.

Bài 3.3: Trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá, tại sao phải cắt bỏ hết lá (chỉ còn lại rễ, thân, cành) ở một chậu thí nghiệm?

A. Để cây không hút được nước do thiếu lực kéo từ quá trình thoát hơi nước.

B. Để ngăn chặn quá trình vận chuyển nước trong thân.

C. Để tăng cường thoát hơi nước qua các bộ phận khác của cây (rễ, thân, cành).

D. Để ngăn quá trình thoát hơi nước của cây.

Bài 3.4: Trường hợp không có túi nylon thì có thể dùng hoá chất nào để chứng minh sự thoát hơi nước ở lá?

A. CuCl$_{2}$.

B. CaCO$_{3}$.

C. Cu(OH)$_{2}$.

D. CoCl$_{2}$.

Bài 3.5: Để quan sát khí khổng, cần tách lớp biểu bì ở mặt nào của lá? Vì sao?

A. Tách lớp biểu bì ở mặt dưới vì ở mặt dưới có nhiều khí khổng nên dễ quan sát.

B. Tách lớp biểu bì ở mặt trên vì ở mặt trên có ít khí khổng nên dễ quan sát.

C. Tách lớp biểu bì ở mặt dưới vì tế bào khí khổng ở mặt trên có thành tế bào dày hơn nên dễ quan sát.

D. Tách lớp biểu bì ở mặt trên vì tế bào khí khổng ở mặt dưới có thành tế bào mỏng hơn nên khó quan sát.

Bài 3.6: Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như Hình 3.1, các chậu cây được đặt ngoài sáng trong một giờ. Quan sát hình và cho biết:

a) Mục đích của thí nghiệm này là gì?

b) Kết quả thí nghiệm ở hai chậu (1) và (2) có gì khác nhau? Giải thích.

Bài 3.7: Trồng cây thuỷ canh có những ưu điểm gì so với trồng cây theo phương pháp thông thường? Hãy phân tích để làm rõ những ưu điểm đó.

Bài 3.8: Trong một thí nghiệm người ta sử dụng lá của hai loài khác nhau với diện tích bề mặt và khối lượng lá bằng nhau. Các lá đều được đặt trong một phòng kín có cùng cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng như nhau. Trọng lượng của lá được ghi lại sau mỗi giờ thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở đồ thị Hình 3.2. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của lá, hãy đưa ra ba giả thuyết để giải thích kết quả thí nghiệm trên.

Trong một thí nghiệm người ta sử dụng lá của hai loài khác nhau với diện tích bề mặt và khối lượng lá bằng nhau

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Sinh học 11, Giải SBT Sinh học 11 Chân trời Bài 3 Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thuỷ canh, khí canh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác