Giải Sinh học 11 Chân trời bài 18 Tập tính ở động vật

Giải bài 18: Tập tính ở động vật, sách Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

A – Kiến thức trọng tâm

1. Tập tính là chuỗi phản ứng cơ thể trả lại các kích thích từ môi trường, đảm bảo động vật thích ứng và tồn tại. Tập tính ở động vật chia thành tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp.

2. Ở động vật có một số dạng tập tính phổ biến: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, di cư, sinh sản, tập tính xã hội. Các dạng tập tính này đảm bảo cho động vật có thể tồn tại và duy trì nòi giống.

3. Pheromone là một chất hóa học được tiết ra từ cơ thể động vật, chất này đóng vai trò tín hiệu giúp cho các cá thể cùng loài có thể nhận biết và giao tiếp với nhau.

4. Một số hình thức học tập chủ yếu ở động vật gồm: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, nhận thức và giải quyết vấn đề, học qua giao tiếp xã hội. Các hình thức học tập chủ yếu làm biến đổi các tập tính học được ở động vật.

5. Quá trình học tập ở người dựa trên cơ sở là hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, được chia thành các giai đoạn: tiếp nhận, xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin

6. Con người đã ứng dụng tập tính ở động vật để phục vụ cho nhu cầu của mình như bảo vệ mùa màng; chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm; bảo vệ an ninh, quốc phòng; giáo dục con người phù hợp với yêu cầu của xã hội

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Chim rồng rộc (ploceus sp.) là loài sống theo bầy đàn (ở Việt Nam, chúng phân bố phổ biến ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Vào mùa sinh sản, các con chim trống thường làm tổ cạnh nhau. Chúng dùng lá, cỏ hoặc cành cây nhỏ kết lại với nhau tạo thành tổ chim dày, dạng hình ống và có lối vào nằm ở phía dưới. Vì sao chim rồng rộc lại có cách xây tổ cầu kì như vậy? Cách xây tổ này có ý nghĩa gì đối với chúng?

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

Câu hỏi 1: Thế nào là tập tính? Cho ví dụ. Tập tính có vai trò gì đối với động vật?

Câu hỏi 2: Lập bảng phân biệt tính bẩm sinh và tập tính học được.

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Xác định các ví dụ sau thuộc loại tập tính nào. Giải thích.

a, Khỉ biết dùng ống hút để hút nước

b, Thú con biết tìm vú mẹ để bú khi chưa mở mắt

II. CÁC DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT

Câu hỏi 3: Ở động vật có những dạng tập tính nào? Nêu vai trò của mỗi dạng tập tính đó

Câu hỏi 4: Cho ví dụ chứng minh tập tính kiếm ăn khác nhau tùy từng loài động vật

Câu hỏi 5: Đông vật có thể bảo vệ lãnh thổ của mình bằng những cách nào?

Câu hỏi 6: Nguyên nhân nào dẫn đến việc di cư ở một số loài động vật? Cho ví dụ

Câu hỏi 7: Cho ví dụ về tập tính sinh sản ở một số loài động vật mà em biết

Câu hỏi 8: Tập tính xã hội ở động vật gồm những loại nào? Cho ví dụ

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho ví dụ.

III. PHEROMONE

Câu hỏi 9: Pheromone có vai trò gì đối với động vật? Cho ví dụ

IV, CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT

Câu hỏi 10: Hãy cho một số ví dụ về quen nhờn ở động vật. Tại sao quen nhờn vừa có lợi vừa có hại đối với động vật

Câu hỏi 11: Tập tính in vết có vai trò như thế nào trong sự phát triển của động vật?

Câu hỏi 12: Quan sát Hình 18.11, hãy:

a, Cho biết ong bắp cày có thể nhận biết đường bay về tổ bằng cách nào.

b, Dự đoán đường di chuyển của ong bắp cày sẽ như thế nào nếu chuyển các quả thông sang vị trí xung quanh điểm A. Giải thích

 Cho biết ong bắp cày có thể nhận biết đường bay về tổ bằng cách nào.

Câu hỏi 13: Hãy xác định các ví dụ sau thuộc kiểu học tập nào:

a, Một con báo sau khi bị thương bởi gai nhím, nó sẽ không bao giờ săn nhím nữa.

b, Khi cảm nhận tiếng bước chân, các con cá chép tập trung lại bên bờ hồ chờ cho ăn.

Câu hỏi 14: Khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề có ý nghĩa như thế nào trong việc kiếm ăn hoặc lẩn trốn kẻ thù? Cho ví dụ

Câu hỏi 15: Hãy dự đoán nếu một cá thể động vật bị cách li ra khỏi đời sống xã hội thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các tập tính học được của cá thể đó. Giải thích

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Tại sao động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì có khả năng học tập càng cao?

V, QUAN SÁT MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

VI. ỨNG DỤNG TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Câu hỏi 16: Nêu một số ứng dụng tập tính ở động vật trong đời sống thực tiễn. Cho biết những ứng dụng đó dựa trên cơ sở dạng tập tính nào ở động vật bằng cách hoàn thành bảng sau:

Câu hỏi 17: Hãy kể tên một số thói quen tốt và thói quen xấu của bản thân. Đề xuất biện pháp để duy trì thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu

Hoạt động vận dụng

Câu hỏi: Tại sao nên giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải Sinh 11 chân trời sáng tạo bài 18: Tập tính ở động vật, giải Sinh 11 chân trời, giải Sinh 11 ctst, giải sinh 11 chân trời bài 18, giải bài Tập tính ở động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác