Đề kiểm tra Sinh học 11 CTST bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 10 Tuần hoàn ở động vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tim của người có mấy ngăn?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1

Câu 2: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

  • A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
  • B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
  • C. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
  • D. cơ quan sinh sản

Câu 3: Cơ chế cân bằng nội môi trong điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào? 

  • A. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm. 
  • B. Gan → Insulin → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm. 
  • C. Gan → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Insulin → Glucôzơ trong máu giảm. 
  • D. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

Câu 4: Triệu chứng huyết áp cao ở người biểu hiện khi? 

  • A. Huyết áp cực đại lớn quá 180mmHg và kéo dài. 
  • B. Huyết áp cực đại lớn quá 170mmHg và kéo dài. 
  • C. Huyết áp cực đại lớn quá 110mmHg và kéo dài. 
  • D. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Giải thích sự khác biệt giữa hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép ở động vật?

Câu 2: Tại sao máu lại được gọi là "chất lỏng sống" và vai trò của nó là gì trong hệ thống tuần hoàn của người và động vật?

 ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hệ tuần hoàn kín gồm?

  • A. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
  • B. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở
  • C. Hệ tuần hoàn kép và hệ tuần hoàn hở
  • D. Hệ tuần hoàn kép và hệ tuần hoàn kín

Câu 2: Vì sao khi ở người lớn tuổi, khi huyết áp tăng cao dễ dẫn đến bị xuất huyết não? 

  • A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.. 
  • B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
  • C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch. 
  • D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 3: Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh làm cho các mạch máu bị thô cứng dễ vỡ có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây? 

  • A. Phôtpholipit 
  • B. Ơstrôgen 
  • C. Côlesterôn 
  • D. Testosterôn

Câu 4:  Đường đi của dịch tuần hoàn trong hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào? 

  • A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim. 
  • B. Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim. 
  • C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim. 
  • D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Hãy nêu hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tuần hoàn máu ở động vật?

Câu 2. Vì sao huyết áp cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và làm ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn của người và động vật?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CTST bài 10: Tuần hoàn ở động vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 chân trời sáng tạo, đề thi sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác