Đề kiểm tra Sinh học 11 CTST bài 4: Quang hợp ở thực vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 4 Quang hợp ở thực vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • B. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • C. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 2: Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình nào ở thực vật? 

Hinh 1

  • A. Pha sáng ở nhóm thực vật C3 
  • B. Pha tối ở nhóm thực vật C4 
  • C. Pha tối ở nhóm thực vật CAM 
  • D. Pha tối ở nhóm thực vật C3

Câu 3: Biểu đồ có thể minh họa cái nào trong số các quá trình sau? 

Hinh 2

  • A. Quang hợp C4
  • B. Chu trình Calvin-Benson 
  • C. CAM
  • D. Phosphoryl hóa không vòng

Câu 4:  Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4? 

(1) chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP 

(2) điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần 

(3) cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi 

(4) điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần 

(5) điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm 

(6) lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch 

(7) perôxixôm có liên quan đến quang hợp 

(8) có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển 

Phương án trả lời đúng là?

  • A. thực vật C3 : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8)
  • B. thực vật C3 : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6) 
  • C. thực vật C3 : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6) 
  • D. thực vật C3 : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6)

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Vai trò của quang hợp với sinh giới?

Câu 2: Tại sao giữa trưa nắng, ánh sáng dồi dào nhưng cường độ quang hợp lại giảm?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ $CO_2$ thuận lợi cho quang hợp.
  • B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ $CO_2$ thuận lợi cho quang hợp.
  • C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ $CO_2$ thuận lợi cho quang hợp.
  • D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ $CO_2$ thuận lợi cho quang hợp.

Câu 2: Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? 

  • A. Quang hợp xảy ra khi bộ máy quang hợp hấp thu ánh sáng tại miền xanh tím và ánh sáng đỏ. 
  • B. Các cây dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn. 
  • C. Khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng. 
  • D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein.

Câu 3: Cho các biện pháp sau

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng. 

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng. 

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả. 

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để lá nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp. 

(5) Tuyển chọn, sử dụng các loại cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng. 

(6) Các biện pháp nông sinh, bón phân hợp lý. Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp? 

  • A. (1), (2) và (3). 
  • B. (1), (2), (3), (5) và (6).
  • C. (1), (2), (3) và (4).
  • D. (3) và (4)..

Câu 4: Giải thích nào là chính xác khi nói đến tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng? 

  • A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng. 
  • B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất. 
  • C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng. 
  • D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Có những hệ sắc tố quang hợp nào?

Câu 2. Quang hợp có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng nông sản, và hãy đưa ra một ví dụ về việc áp dụng kiến thức quang hợp trong cải thiện năng suất cây trồng? Cho ví dụ?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CTST bài 4: Quang hợp ở thực vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 chân trời sáng tạo, đề thi sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác