Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời bài 4 Quang hợp ở thực vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 4 Quang hợp ở thực vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ COthuận lợi cho quang hợp.
  • B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ COthuận lợi cho quang hợp.
  • C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ COthuận lợi cho quang hợp.
  • D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ COthuận lợi cho quang hợp.

Câu 2: Thực vật C4 được phân bố

  • A. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
  • C. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
  • D. ở vùng sa mạc.

Câu 3: Những cây nào được kể tên thuộc nhóm thực vật C3?

  • A. Rau dền, kê, các loại rau.
  • B. Lúa, khoai, sắn, đậu.
  • C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
  • D. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

Câu 4: Nhóm sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quá trình quang hợp?

  • A. Diệp lục a.
  • B. Diệp lục b.
  • C. Diệp lục a, b.
  • D. Diệp lục a, b và carôtenôit

Câu 5: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được chuyển hóa từ quá trình nào?

  • A. Hấp thụ năng lượng của nước
  • B. Hoạt động của chuỗi truyền điện tử trong quang hợp
  • C. Quang phân li nước
  • D. Diệp lục hấp thu ánh sáng trở thành trạng thái kích động

Câu 6: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

  • A. màng ngoài.    
  • B. màng trong.
  • C. tilacôit.
  • D. chất nền (strôma). 

Câu 7: Trong tế bào lá cây, bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh?

  • A. Không bào
  • B. Riboxom
  • C. Lục lạp
  • D. Ti thể

Câu 8: Trật tự nào là đúng các giai đoạn trong chu trình Calvin?

  • A. Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → cố định CO2.
  • B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → khử APG thành AlPG.
  • C. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → cố định CO2.
  • D. Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).

Câu 9: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Tất cả khi khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
  • B. Có diện tích bề mặt lá lớn
  • C. Phiến lá mỏng
  • D. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.

Câu 10: Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Quang hợp xảy ra khi bộ máy quang hợp hấp thu ánh sáng tại miền xanh tím và ánh sáng đỏ.
  • B. Các cây dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn.
  • C. Khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.
  • D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein.

Câu 11: Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được

  • A. mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  • B. mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  • C. mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  • D. mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 12: Do đâu mà diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?

  • A. Do số lượng lục lạp trong lá lớn.
  • B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.
  • C. Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.
  • D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.

Câu 13: Ở thực vật CAM, khí khổng

  • A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
  • B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
  • C. chỉ đóng vào giữa trưa.
  • D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.

Câu 14: Xét các loài thực vật: ngô; xương rồng; cao lương. Khi nói về quá trình quang hợp ở các loài cây đó, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp giống nhau.
2. Ở cùng một cưởng độ ánh sáng như nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp như nhau.

3. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trinh C4.

4. Cả 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch.

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3

Câu 15:  Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về hình thức trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (nông nghiệp sạch)?

(1) Ánh sáng nhân tạo có thể điều chỉnh cường độ để năng suất quang hợp đạt tối đa.

(2) Dùng ánh sáng nhân tạo có thể trồng các cây rau củ cung cấp vào mùa đông.

(3) Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.

(4) Nhà trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể áp dụng sản xuất rau sạch, nhân giống cây bằng phương pháp sinh dưỡng như nuôi cấy mô, tạo cành giâm trước khi đưa ra trồng ở ngoài thực địa.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 16:  Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng

  • A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
  • B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
  • C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
  • D. thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.

Câu 17: Giải thích nào là chính xác khi nói đến tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?

  • A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng.
  • B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất.
  • C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng.
  • D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.

Câu 18: Cho các biện pháp sau

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để lá nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(5) Tuyển chọn, sử dụng các loại cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông sinh, bón phân hợp lý. Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?

  • A. (1), (2) và (3).
  • B. (1), (2), (3), (5) và (6).
  • C. (1), (2), (3) và (4).
  • D. (3) và (4).

Câu 19: Sản phẩm của pha sáng gồm:

 

  • A. ATP, NADPH VÀ O2.
  • B. ATP, NADPH VÀ CO2.
  • C. ATP, NADPVÀ O2.   
  • D. ATP, NADPH.

 

Câu 20: Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Các nhà khoa học đã tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây

Thí nghiệm 1, Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Thí nghiệm 2, Chiếu sáng và cung cấp COmang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian. Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là?

  • A. APG; AlPG
  • B. APG; RiDP
  • C. Axit pyruvic; Glucozo
  • D. ATP; Glucozo.

Câu 21: Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4?

(1) chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP

(2) điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần

(3) cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi

(4) điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần

(5) điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm

(6) lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch

(7) perôxixôm có liên quan đến quang hợp

(8) có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển

Phương án trả lời đúng là?

  • A. thực vật C3 : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8)
  • B. thực vật C3 : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6)
  • C. thực vật C3 : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6)
  • D. thực vật C3 : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6)

Câu 22: Lá cây có màu xanh lục vì

  • A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 23:  Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây đúng với thực vật CAM?

1. Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa, thanh long…

2. Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…

3. Chu trình cố định COtạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.

4. Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.

  • A. 1 và 3
  • B. 1 và 4
  • C. 2 và 3
  • D. 2 và 4

Câu 24: Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?

  • A. 5 – 10%
  • B. 85 – 90%
  • C. 90 – 95%
  • D. Trên 20%

Câu 25: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • B. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • C. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác