Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời bài 6 Hô hấp ở thực vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6 Hô hấp ở thực vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong giai đoạn nào của con đường hô hấp hiếu khí sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucose tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?

  • A. Chuỗi truyền electron hô hấp
  • B. Đường phân
  • C. Chu trình Crep
  • D. Phân giải kị khí

Câu 2:  Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A.Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.
  • B. Trong điều kiện thiếu Oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.
  • C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.
  • D. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.

Câu 3: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

  • A. Rễ.       
  • B. Thân.       
  • C. Lá.       
  • D. Quả

Câu 4: Khi nói về vấn đề hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không tác động đến hô hấp?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Nồng độ khí CO2.
  • C. Nồng độ khí Nitơ (N2).
  • D. Hàm lượng nước.

Câu 5: Chuỗi truyền electron tạo ra

  • A. 32 ATP.       
  • B. 38 ATP.       
  • C. 36 ATP.      
  • D. 34 ATP.

Câu 6: Trong chu trình Kreps diễn ra trong chất nền của ti thể, mỗi phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?

  • A. 1 phân tử
  • B. 4 phân tử
  • C. 2 phân tử
  • D. 3 phân tử

Câu 7: Bao nhiêu năng lượng được giải phóng trong quá trình lên men rượu và axit lactic?

  • A. Dưới 7%
  • B. Trên 7%
  • C. Trên 50%
  • D. Trên 75%

Câu 8: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

  • A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
  • B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
  • C. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
  • D. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 9: Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, Nhóm học sinh cho 1 bình đựng đầy hạt đậy kín nối với ống nghiệm có nước vôi trong. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. hấp thụ nhiệt do hô hấp tỏa ra
  • B. Cung cấp canxi cho hạt nảy mầm.
  • C. Giúp hạt nảy mầm nhanh hơn
  • D. chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2

Câu 10: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  • A. Ti thể.    
  • B. Tế bào chất.    
  • C. Lục lạp.    
  • D. Nhân.

Câu 11: Khoảng nhiệt độ nào là tối thiểu cây bắt đầu thực hiện hô hấp?

  • A. (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  • B. (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
  • C. (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  • D. (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Câu 12: Hô hấp ở thực vật là gì?

  • A. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Amylase bị phân giải đến O2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  • B. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  • C. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Glutamine bị phân giải đến CO2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  • D. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Lysine bị phân giải đến O2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau?

1. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí.
2. Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hóa RiDP thải CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp thể perôxixôm.
3. Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá.
4. Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích giúp tổng hợp các chất hữu cơ.

  • A. 1
  • B. 0
  • C. 2
  • D. 3

Câu 14: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã bố trí một thí nghiệm cho các hạt cây còn sống vào 1 bình đậy kín và được nối thông với 1 ống nghiệm đựng nước vôi trong. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Đổ thêm nước sôi ngập hạt mầm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong ống nghiệm càng nhiều.

(2). Có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dung dịch NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm không thay đổi.

(3). Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2 tích luỹ trong bình ngày càng nhiều.

(4). Thí nghiệm chứng minh nước vừa là sản phẩm, vừa là nguyên liệu của hô hấp.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2

Câu 15: Chu trình Crep diễn ra trong

  • A. Chất nền của ti thể.    
  • B. Tế bào chất.
  • C. Lục lạp.    
  • D. Nhân.

Câu 16: Số mệnh đề sai trong các mệnh đề sau

1. Hô hấp giúp tổng hợp các chất hữu cho cây
2. Quá trình hô hấp chỉ xảy ra trong môi trường không có O2
3. Nước là một nhân tố cần cho hô hấp, mất nước sẽ làm giảm cường độ hô hấp
4. Đối với những cơ quan đang ngủ của cây, tăng lượng nước thì hô hấp tăng do đó muốn hạt nảy mầm thì cần cung cấp đủ nước
5. Khi tăng nhiệt độ thì cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2

Câu 17: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng

  • A. 35oC - 40oC.       
  • B. 40oC - 45oC.       
  • C. 30oC - 35oC.       
  • D. 45oC - 50oC.

Câu 18: Các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật là?

  • A. Hàm lượng nước
  • B. Nhiệt độ
  • C. Nồng độ O2 và CO2
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 19: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được

  • A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  • B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  • C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  • D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.

Câu 20: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng

  • A. 25oC - 30oC.    
  • B. 30oC - 35oC.    
  • C. 20oC - 25oC.   
  • D. 35oC - 40oC.

Câu 21: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là?

  • A. rượu etylic + CO2+ năng lượng.
  • B. axit lactic + CO2+ năng lượng.
  • C. rượu etylic + năng lượng.
  • D. rượu etylic + CO2.

Câu 22: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là:

  • A. Cung cấp năng lượng chống chịu
  • B. Tăng khả năng chống chịu
  • C. Tạo ra sản phẩm trung gian
  • D. Miễn dịch cho cây

Câu 23: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, axit lactic và etylic có thể là sản phẩm của quá trình nào?

  • A. Quá trình hô hấp hiếu khí.
  • B. Quá trình lên men.
  • C. Quá trình đường phân.
  • D. Chuỗi chuyền êlectron.

Câu 24: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

  • A. Làm giảm nhiệt độ
  • B. Làm tăng khí O2
  • C. Tiêu hao chất hữu cơ
  • D. Làm giảm độ ẩm

Câu 25:  Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây là không chính xác?

  • A. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp
  • B. Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6
  • C. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc nhau.
  • D. Thực vật chỉ cần quang hợp, còn hô hấp thì không quan trọng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác