Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời bài 26 Sinh sản ở động vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 26 Sinh sản ở động vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong sinh sản vô tính, các cá thể mới sinh ra: 

  • A. giống nhau và giống cá thể gốc
  • B. khác nhau và giống cá thể gốc
  • C. giống nhau và khác cá thể gốc
  • D. cả ba phương án trên

Câu 2: Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, LH kích thích

  • A. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
  • B. tế bào kẽ  sản sinh ra testosteron
  • C. phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
  • D. tuyến yên tiết FSH

Câu 3: Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là 1 quá trình gồm ba giai đoạn nối tiếp là: 

  • A. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- thụ tinh tạo thành hợp tử- phát triển phôi và hình thành cơ thể mới
  • B. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- phát triển phôi và hình thành cơ thể mới
  • C. phát triển phôi và hình thành cơ thể mới- thụ tinh tạo thành hợp tử- giảm phân hình thành tinh trùng và trứng
  • D. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- thụ tinh tạo thành hợp tử

Câu 4: Điều không đúng với sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh

  • A. khoảng cách sinh con       
  • B. sinh con trai hay con gái
  • C. thời điểm sinh con       
  • D. số con

Câu 5: Nhân bản vô tính là quá trình: 

  • A. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, kích thích phát triển thành phôi
  • B. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng, kích thích phát triển thành phôi
  • C. Chuyển tinh trùng vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, kích thích phát triển thành phôi
  • D. Chuyển tinh trùng vào tế bào trứng, kích thích phát triển thành phôi

Câu 6: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng FSH kích thích

  • A. phát triển nang trứng
  • B. tuyến yên tiết hoocmôn
  • C. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng
  • D. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ

Câu 7: Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là

  • A. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái
  • B. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái
  • C. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non
  • D. thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh

Câu 8: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng? 

  • A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

Câu 9: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động vật là quá trình: 

  • A. nguyên phân
  • B. giảm phân
  • C. thụ tinh
  • D. giảm phân và thụ tinh

Câu 10: Khi nói về đặc điểm sinh sản vô tính ở động vật, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Chỉ cần một cá thể gốc
  • B. Cá thể mới luôn được hình thành từ trứng không được của cá thể gốc
  • C. Không có sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái
  • D. Dựa trên quá trình nguyên phân

Câu 11: Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị sẩy vào thai vào tháng thứ ba của thai kì?

  • A. Vì ở tháng thứ 3 thai nhi bắt đầu cử động trong khi nhau thai chưa phát triển đủ để giữ thai bám chắc vào tử cung
  • B.Vì trong tháng thứ 3 các bà mẹ hết giai đoạn kiêng cữ nên họa động mạnh, trong khi đó thai nhi còn non nên chưa ổn định trong tử cung
  • C. Vì vào tháng thứ 3 thể vàng bắt đầu teo đi
  • D. Vì vào tháng thứ 3 tử cung người mẹ có các cơn co thắt định kì

Câu 12: Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là

  • A. Nảy chồi       
  • B. Trinh sinh
  • C. Phân mảnh       
  • D. Phân đôi

Câu 13: estosteron nồng độ cao sẽ

  • A. ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH
  • B. ức chế tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH
  • C. kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH
  • D. ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH

Câu 14: Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là: 

  • A. Hiệu suất sinh sản thấp hơn
  • B. Con non yếu nên tỉ lệ sống sót thấp hơn
  • C. Luôn cần phải có 2 cá thể bố và mẹ tham gia vào quá trình sinh sản
  • D. Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho sự phát triển của con

Câu 15: Vì sao sử dụng thuốc tránh thai chỉ có tác dụng tránh thai còn kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường?

  • A. Vì thuốc tránh thai chỉ có tác dụng ngăn cản sụ thụ tinh mà không có tác dụng ngăn cản sự dày lên của niêm mạc tử cung
  • B. Vì thuốc tránh thai chỉ có tác dụng tiêu diệt tinh trùng khi tinh trùng vào tử cung chứ không thể duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung
  • C. Vì thuốc tránh thai chứa hoocmon ostrogen gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRH, LH, FSh có tác dụng ngăn không cho trứng chín và rụng, còn niêm mạc tử cung vẫn dày lên bình thường rồi cuối chu kì bị bong ra
  • D. Vì trong vỉ thuốc tránh thai không phải tất cả các viên thuốc đều chứa hoocmon progesteron

Câu 16:  Điều nào sau đây nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật?

  • A. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
  • B. từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
  • C. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến đẻ con
  • D. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng

Câu 17: Sinh sản vô tính theo cách phân đôi thường gặp ở: 

  • A. động vật nguyên sinh
  • B. ruột khoang
  • C. côn trùng
  • D. bọt biển

Câu 18: Biện pháp có tính phổ biến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái là

  • A. phân lập các loại giao tử mang NST X và NST Y rồi sau đó mới cho thụ tinh
  • B. dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động
  • C. dùng các nhân tố môi trường trong tác động
  • D. thay đổi cặp NST giới tính ở hợp tử

Câu 19: thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì

  • A. không nhất thiết phải cần môi trường nước
  • B. không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường
  • C. hạn chế tiêu tốn năng lượng
  • D. cho hiệu suất thụ tinh cao

Câu 20: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là chuyển nhân của tế bào

  • A. xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  • B. xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  • C. xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
  • D. xôma, kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới

Câu 21: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là sự kết hợp

  • A. của hai giao tử đực và giao tử cái
  • B. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái
  • C. các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái
  • D. bội NST đơn bội (n) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội (2n) ở hợp tử

Câu 22: Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là: 

  • A. làm cân bằng tỷ lệ đực cái
  • B. làm giảm số lượng con đực
  • C. làm giảm số lượng con cái
  • D. phù hợp với nhu cầu sản xuất

Câu 23: Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính?

  • A. giun đất, ốc sên, các chép
  • B. giun đất, cá trắm
  • C. giun đất, ốc sên
  • D. tằm, ong, cá

Câu 24: Chọn phát biểu đúng khi nói về hiện tượng kinh nguyệt?

  • A. Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện là do trứng chín và rụng kèm theo máu và phần bao nang của trứng bị bài xuất ra ngoài
  • B. Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện ngay cả khi không có trứng chín và rụng
  • C. Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện khi nồng độ progesteron trong máu tăng cao
  • D. Những người phụ nữ áp dụng biện pháp thắt ống dẫn trứng sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt

Câu 25: Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì thế hệ sau có sự

  • A. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
  • B. đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường
  • C. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di chuyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
  • D. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác