Đáp án Sinh học 11 Chân trời bài 26 Sinh sản ở động vật

Đáp án bài 26 Sinh sản ở động vật. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Sinh học 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 26. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

CH: Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để tạo ra giun con. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Đáp án chuẩn:

Giun đất là động vật lưỡng tính có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể. Tuy nhiên, chúng thực hiện quá trình giao phối chéo vì trứng và tinh trùng không chín đồng thời.

I. SINH SẢN VÔ TÍNH

CH 1: Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Gồm các hình thức chủ yếu nào?

Đáp án chuẩn:

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh ra các cá thể mới giống hệt nhau từ một cá thể gốc, không cần sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. 

- Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân.

CH 2: Hãy phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Đáp án chuẩn:

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

Phân đôi

Cơ thể mẹ phân chia nhân và tế bào chất một cách đơn giản thành 2 phần, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể. Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều

Động vật nguyên sinh, giun dẹp

Nảy chồi

Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới. Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập

Ruột khoang, bọt biển

Phân mảnh

Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, tế bào ở mỗi phần tiếp tục nguyên phân nhiều lần và phát triển thành một cơ thể mới

Bọt biển

Trinh sản

Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh, nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội (n). Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính

Chân khớp như ong, kiến, rệp

Luyện tập: Quan sát Hình 26.5, hãy mô tả quá trình sinh sản ở ong

Đáp án chuẩn:

Ở ong, xen kẽ xảy ra trinh sản và sinh sản hữu tính:

- Ong chúa đẻ ra nhiều trứng, những trứng này không được thụ tinh và phát triển thành ong đực (n - trinh sản).

- Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành ong thợ và ong chúa (2n - sinh sản hữu tính).

II. SINH SẢN HỮU TÍNH

CH 3: Hãy trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): Hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh; phát triển của phôi thai; sự đẻ.

Đáp án chuẩn:

* Hình thành tinh trùng và trứng:

- Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng.

- Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng.

* Thụ tinh trong ở người:

- Thụ tinh: Kết hợp giữa tinh trùng (n) và trứng (n) để tạo thành cá thể mới (2n) trong cơ quan sinh dục của con cái.

* Phát triển phôi thai và đẻ con:

- Phát triển phôi thai: Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai.

- Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản tạo hợp tử, phát triển thành phôi, con non và sau đó đẻ ra ngoài.

* Phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản:

- Phôi thai nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (thú).

CH 4: Hãy phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

Đáp án chuẩn:

HÌnh thức

Đặc điểm

Đại diện

Thụ tinh ngoài

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)

- hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

cá, ếch nhái,...

Thụ tinh trong

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

- hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

Bò sát, chim và thú

Đẻ trứng

Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc trứng được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.

cá, ếch, nhái, chim, thằn lằn, rắn...

Đẻ con

Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.

- các loài động vật có vú đều đẻ con, trừ thú mỏ vịt đẻ trứng

- Vài loài cá sụn (cá mập xanh, cá đầu búa) và vài loài bò sát cũng đẻ con.

Luyện tập: So sánh quá trình sinh tinh trùng và sinh trứng ở người

Đáp án chuẩn:

*Giống nhau:

- Đều diễn ra ở các tế bào sinh dục sơ khai.

- Đều trải qua 3 giai đoạn: vùng sinh sản (quá trình nguyên phân để tăng số lượng), vùng sinh trưởng (tăng kích thước), vùng chín (giảm phân để tạo giao tử, có sự khôi phục vật chất di truyền).

*Khác nhau:

- Sinh tinh trứng:

  - Tại tế bào sinh dục cái.

  - Tạo ra 1 trứng.

  - Quá trình kéo dài (vì cần tích lũy năng lượng).

  - Có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.

- Sinh tinh trùng:

  - Tại tế bào sinh dục đực.

  - Tạo ra 4 tinh trùng.

  - Quá trình ngắn.

  - Không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.

III. ĐIỀU HÒA SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

CH 5: Quan sát Hình 26.8 và 26.9, phân tích quá trình điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng ở người

Đáp án chuẩn:

* Cơ chế điều hoà sinh tinh:

  + Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết hormone GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

    - FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

    - LH kích thích tế bào kẽ sản xuất testosterone, và testosterone kích thích sản sinh tinh trùng.

  + Khi nồng độ testosterone tăng cao, ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, giảm tiết GnRH, FSH và LH, dẫn đến giảm tiết testosterone.

  + Khi nồng độ testosterone giảm, không ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, hai bộ phận này lại tăng tiết hormone.

* Cơ chế điều hoà sinh sản:

  + Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết hormone GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

    - FSH kích thích phát triển nang trứng và tiết estrogen.

    - LH làm cho trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết progestosterone và estrogen.

    - Progestosterone và estrogen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.

  + Khi nồng độ progestosterone và estrogen tăng cao, ức chế ngược vùng dưới đồi và tuyến yên, giảm tiết GnRH, FSH và LH.

Luyện tập: a, Phân tích mối quan hệ giữa chu kì rụng trứng và chu kì kinh nguyệt

b, Vì sao khi phụ nữ mang thai, quá trình rụng trứng không xảy ra?

Đáp án chuẩn:

a. Ngày rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, thường xảy ra vào ngày thứ 14 trong chu kỳ 28 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và các yếu tố khác.

b. Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, làm cho buồng trứng có những chức năng mới.

IV. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

CH 6: Hãy trình bày một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật

Đáp án chuẩn:

* Sinh sản nhân tạo:

  - Tiêm dịch chiết tuyến dưới não của các loài cá như cá mè, cá trắm cỏ để kích thích chín trứng, sau đó thu thập và thụ tinh nhân tạo để nuôi cá con.

  - Tiêm huyết thanh ngựa vào trâu, bò để kích thích chín và rụng trứng, sau đó thụ tinh nhân tạo với tinh trùng để sinh sản.

  * Điều kiện nuôi trồng:

  - Điều chỉnh ánh sáng cho gà nuôi để tăng tần suất đẻ trứng.

  * Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể:

  - Áp dụng kỹ thuật thụ tinh bên ngoài cơ thể cho cá đã chín trứng bằng cách rót tinh dịch lên và thao tác nhẹ để thụ tinh.

  * Nuôi cá rô phi:

  - Sử dụng 17-metyltestosteron kèm vitamin C để nuôi cá rô phi đực với tỷ lệ cao (90%).

CH 7: Hãy nêu một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm ở nước ta

Đáp án chuẩn:

Năm 1998, ba em bé đầu tiên được sinh ra tại Việt Nam bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tính đến nay, có hàng chục nghìn ca thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

Vận dụng: Hãy kể một số giống vật nuôi nhập khẩu được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy phôi ở nước ta

Đáp án chuẩn:

- Bò sữa

- Lợn

- Gà...

V. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI

CH 8: Dựa vào Bảng 26.1, hãy trình bày cơ sở khoa học, cơ chế tác dụng và hiệu quả của một số biện pháp tránh thai phổ biến

Đáp án chuẩn:

* Thuốc viên tránh thai hằng ngày:

  - Cơ sở khoa học: Ngăn trứng chín và rụng.

  - Cơ chế tác dụng: Chứa estrogen và progesterone ngăn cản rụng trứng, làm dày màng nhầy cổ tử cung, và ngăn tinh trùng vào tử cung để thụ tinh.

  - Hiệu quả: 93-99%.

* Bao cao su:

  - Cơ sở khoa học: Ngăn tinh trùng gặp trứng.

  - Cơ chế tác dụng: Hứng tinh trùng khi xuất tinh, ngăn tinh trùng tiếp cận trứng.

  - Hiệu quả: Nam từ 87-98%, nữ từ 79-95%. Ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục.

Luyện tập: a, Vì sao trẻ vị thành niên không nên dùng các biện pháp tránh thai như: thuốc tránh thai, triệt sản, dụng cụ tử cung?

b, Vì sao khi dùng thuốc tránh thai thì trứng không rụng mà phụ nữ vẫn có kinh nguyệt?

Đáp án chuẩn:

a. Các tác dụng phụ như vô kinh, vô sinh, nhiễm trùng có thể xảy ra do sử dụng thuốc tránh thai.

b. Hiện tượng này có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc do cơ thể cần thời gian để thích nghi với nội tiết tố trong thuốc và làm cho niêm mạc tử cung mỏng hơn.

Vận dụng: Thiết kế poster hoặc infographic,... để tuyên truyền các biện pháp tránh mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên

Đáp án chuẩn:

BÀI 26. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

BÀI 26. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác