Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời bài 21 Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 21 Sinh trưởng và phát triển ở động vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhân tố nào là nhân tố bên trong tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật?

  • A. Testosteron
  • B. Tiroxin
  • C. Thức ăn
  • D. Hoocmon

Câu 2: Testosterone được sinh sản ra ở

  • A. tuyến giáp       
  • B. tuyến yên
  • C. tinh hoàn       
  • D. buồng trứng

Câu 3: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của

  • A. các hệ cơ quan trong cơ thể
  • B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
  • C. các mô trong cơ thể
  • D. các cơ quan trong cơ thể

Câu 4: Tác dụng của hoocmon sinh trưởng GH là: 

  • A. Tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể
  • B. Tăng cường khả năng hấp thụ các chất protein, lipit, gluxit
  • C. Tăng cường quá trình tổng hợp protein
  • D. Tăng cường quá trình chuyển hóa Ca vào xương

Câu 5: Trong quá trình phát triển ở động vật, trong giai đoạn phát triển phôi có các giai đoạn kế tiếp nhau là: 

  • A. Phân cắt trứng - Phôi vị - Phôi nang - Mầm cơ quan
  • B. Phân cắt trứng- Phôi nang- Phôi vị - Mầm cơ quan
  • C. Phân cắt trứng - Mầm cơ quan- Phôi vị- Phôi nang
  • D. Phân cắt trứng - Mầm cơ quan - Phôi nang - Phôi vị

Câu 6: Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn

  • A. Phôi      
  • B. Phôi và hậu phôi
  • C. Hậu phôi      
  • D. Phôi thai và sau khi  sinh

Câu 7:  Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái

  • A. sinh lý rất khác với con trưởng thành
  • B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành,  nhưng khác về sinh lý
  • C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành
  • D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành

Câu 8: Biến thái là sự thay đổi

  • A. đột ngột về hình thái,  cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
  • B. từ từ về hình thái,  cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
  • C. đột ngột về hình thái,  cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
  • D. từ từ về hình thái,  cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

Câu 9: Trong quá trình phát triển ở động vật, trong giai đoạn phát triển phôi có các giai đoạn kế tiếp nhau là: 

  • A. Phân cắt trứng - Phôi vị - Phôi nang - Mầm cơ quan
  • B. Phân cắt trứng- Phôi nang- Phôi vị - Mầm cơ quan
  • C. Phân cắt trứng - Mầm cơ quan- Phôi vị- Phôi nang
  • D. Phân cắt trứng - Mầm cơ quan - Phôi nang - Phôi vị

Câu 10: Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ thể
  • B. Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ thể
  • C. Quá trình sinh sản, làm tăng số lượng các thể trong quá trình ngày càng nhiều
  • D. Giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản

Câu 11: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn

  • A. FSH       
  • B. LH
  • C. HCG       
  • D. Progesteron

Câu 12: Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn

  • A. Phôi       
  • B. Phôi và hậu phôi
  • C. Hậu phôi      
  • D. Phôi thai và sau khi sinh

Câu 13: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

  • A. chậm lớn hoặc ngừng lớn,  trí tuệ kém
  • B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
  • C. người bé nhỏ hoặc khổng lồ
  • D. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Câu 14: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

  • A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó Kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
  • B. kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể
  • C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
  • D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 15: Khi nói về biến thái ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật trong quá trình sinh trưởng và phát triển
  • B. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật trong giai đoạn hậu phôi

  • C. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật
  • D. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật

Câu 16: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái

  • A. sinh lý rất khác với con trưởng thành
  • B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành,  nhưng khác về sinh lý
  • C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành
  • D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành

Câu 17: Loại hoocmon nào sau đây liên quan đến bệnh bướu cổ?

  • A. Testosteron
  • B. Tiroxin 
  • C. Otrogen
  • D. Insualin

Câu 18: Ở trẻ em, nếu cơ thể dư thừa loại hoocmon nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?

  • A. Hoocmon sinh trưởng (GH)
  • B. Hoocmon insualin
  • C. Hoocmon glucagon
  • D. Hoocmon tiroxin

Câu 19: Đối với gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì: 

  • A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm
  • B. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt
  • C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
  • D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng

Câu 20: Ở động vật đẻ trứng,  sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự

  • A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi
  • B. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan
  • C. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử
  • D. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan

Câu 21: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối ( ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò

  • A. chuyển hóa Na để hình thành xương
  • B. chuyển hóa Ca để hình thành xương
  • C. chuyển hóa K để hình thành xương
  • D. oxi hóa để hình thành xương

Câu 22: Ơstrogen có vai trò

  • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
  • B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thể
  • C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
  • D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 23: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

  • A. hoàn thiện,  qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • B. chưa hoàn thiện,  qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • C. chưa hoàn thiện,  qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • D. chưa hoàn thiện,  qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

Câu 24: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người?

  • A. Thức ăn
  • B. Nhiệt độ môi trường
  • C. Độ ẩm
  • D. Ánh sáng

Câu 25:  giai đoạn trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmon tiroxin thì sẽ gây hậu quả: 

  • A. Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển
  • B. Các đặc điểm sinh dục phụ phát triển nhanh hơn bình thường
  • C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ
  • D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém phát triển

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác