Lý thuyết trọng tâm sinh học 11 chân trời bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 10: Tuần hoàn ở động vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ VẬN CHUYỂN

  • Hệ tuần hoàn ở động vật gồm:
    • Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu-dịch mô
    • Tim: cơ quan đẩy, hút máu, tạo động lực cho quá trình lưu thông máu trong hệ mạch
    • Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
  • Kết luận: 
    • Ở động vật bậc cao, hệ vận chuyển hay hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất trong cơ thể.
    • Hệ tuần hoàn gồm các thành phần: Dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.

II. CÁC DẠNG HỆ TUYỀN HOÀN

  • Hệ tuần hoàn có hai loại:
    • Hệ tuần hoàn kín : hệ tuần hoàn đơn ( có ở cá) và hệ tuần hoàn kép ( có ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú).
    • Hệ tuần hoàn hở.
  • Kết luận: 

2. CÁC DẠNG HỆ TUYỀN HOÀN

III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

1. Cấu tạo của tim

a) Tế bào cơ tim

b) Tâm nhĩ

c) Van hai lá

2. Hoạt động của tim

a) Tính tự động của tim.

Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì.

  • Chu kì hoạt động của tim
    • Hoạt động của tim trong một chu kì tim: Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Một chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; tiếp đó là pha co tâm thất đẩy máu từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi; kết thúc là pha giãn chung, sau đó tiếp tục một chu kì mới và cứ diễn ra như vậy một cách liên tục.
  • Vai trò của các van tim: 
    • Van ba lá và van hai lá đảm bảo cho máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
    • Van động mạch phổi và van động mạch chủ đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm thất phải, trái vào động mạch phổi và động mạch chủ.
  • Kết luận: 
    • Tim là một bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn với chức năng bơm hút và dẩy máu trong mạch máu.
    • Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ thống dẫn truyền tim.

IV. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH

1. Cấu tạo của hệ mạch

Hệ mạch gồm các động mạch, tĩnh mạch nối với nhau thông qua các mao mạch:

  • Động mạch là mạch máu dẫn máu từ tâm thất phải đến phổi và từ tâm thất trái đến các cơ quan, các mô và các tế bào trong cơ thể.
  • Tĩnh mạch là các mạch máu dẫn từ mao mạch trở về tim.
  • Mao mạch là các mạch máu nhỏ.

Cấu tạo của hệ mạch

2. Hoạt động của hệ mạch

Máu được vận chuyển trong hệ mạch tuân theo các quy luật vật lí liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy, vận tốc và sức cản của mạch.

a) Huyết áp

  • Huyết áp là lực máu tác động lên thành mạch tuân theo các mô trong cơ thể. 
  • Huyết áp là kết quả tổng hợp của các yếu tố: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu.
  • Kết luận: 
    • Huyết áp là lực máu tác động lên thành mạch gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
    • Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần theo khoảng cách ở tâm thất trái.

b) Vận tốc máu

  • Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
  • Kết luận: 
    • Máu vận chuyển trong hệ mạch là do sự chênh lệch huyết áp giữa đầu đoạn mạch và cuối đoạn mạch. 
    • Tốc độ máu chảy qua các đoạn mạch là khác nhau phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch

c) Sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào

  • Diễn ra ở mao mạch.
  • Các chất dinh dưỡng và O2 được chuyển từ máu đến các tế bào nhờ áp suất lọc
  • Các sản phẩm của quá trình chuyển hóa được đưa lại vào máu qua thành mao mạch do lực tái hấp thu.

V. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG Ở TIM

Kết luận: Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh (thông qua hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm) và cơ chế thể dịch.

VI. BẢO VỆ SỨC KHỎE HỆ TUẦN HOÀN

1. Vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn.

  • Vai trò của thể dục, thể thao đối với tim:
    • Tăng kích thước tế bào cơ tim, tăng khối lượng cơ tim, thành tim phát triển dày lên.
    • Tăng thể tích buồng tim, do đó, tăng thể tích tâm thu và lưu lượng tim.
    • Giảm nhịp tim nhưng vẫn đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cho cơ thể.
  • Vai trò của thể dục thể thao đối với mạch máu:
    • Tăng tính đàn hồi, tăng lưu lượng máu.
    • Tăng mao mạch ở cơ và xương, do đó, tăng khả năng điều chỉnh huyết áp.
    • Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin, do đó, tăng khả năng vận chuyển O2.
  • Kết luận: tập thể dục thể thao đều đặn, điều tiết chế độ ăn uống, lao động có tác dụng phòng chống các bệnh về tuần hoàn.

2. Tác hại của rượu bia

 Rượu, bia gây tác hại cho người sử dụng thông qua ba cơ chế chính là: gây độc, rối loạn nhận thức, hành vi; gây nghiện;… Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hệ tuần hoàn tim mạch.

3. Bệnh về hệ tuần hoàn

  • Bệnh về hệ tuần hoàn gồm:
    • Các bệnh về tim mạch: bệnh lí van tim, xơ cứng động mạch, rối loạn nhịp tim,…

Bệnh về hệ tuần hoàn

Bệnh về hệ tuần hoàn

Bệnh về hệ tuần hoàn

    • Các bệnh về máu: thiếu máu, bệnh bạch cầu…

Bệnh về hệ tuần hoàn

Bệnh về hệ tuần hoàn

Nguyên nhân: 

  • Di truyền
  • Lối sống: hút thuốc lá, thiếu tập luyện thể dục, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức sinh học 11 CTST bài 10 Tuần hoàn ở động vật, kiến thức trọng tâm sinh học 11 chân trời bài 10: Tuần hoàn ở động vật, Ôn tập sinh 11 chân trời bài Tuần hoàn ở động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác