[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương IX: Năng lượng và cuộc sống (Phần 2)
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 9: Năng lượng và cuộc sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Khi năng lượng… thì lực tác dụng có thể…
- A. càng ít, càng mạnh.
- B. càng nhiều, càng yếu.
C. càng nhiều, càng mạnh.
- D. tăng, giảm.
Câu 2: Chọn đáp án sai:
A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.
- B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).
- C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
- D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
Câu 3: Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …
A. Nhiệt và ánh sáng.
- B. Nhiệt và năng lượng hóa học.
- C. Nhiệt và năng lượng âm.
- D. Quang năng và năng lượng âm.
Câu 4: Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?
A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.
- B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.
- C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.
- D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.
Câu 5: Tuabin điện gió sản xuất điện từ:
- A. Hoá năng.
B. Động năng.
- C. Năng lượng ánh sáng.
- D. Năng lượng mặt trời.
Câu 6: Pin mặt trời có sự chuyển hoá:
- A. Nhiệt năng thành cơ năng.
- B. Nhiệt năng thành điện năng.
- C. Quang năng thành nhiệt năng.
D. Quang năng thành điện năng.
Câu 7: Khi bóng đèn sợi đốt chiếu sáng, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?
- A. Điện năng là có ích, nhiệt năng là hao phí.
- B. Nhiệt năng là có ích, quang năng là hao phí.
C. Quang năng là có ích, nhiệt năng là hao phí.
- D. Quang năng là có ích, điện năng là hao phí.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng về năng lượng mặt trời:
- A. Năng lượng không có sẵn.
- B. Giá thành và chi phí lắp đặt cao.
- C. Vẫn còn rác thải là các pin mặt trời.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 9: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo?
- A. Xe máy.
- B. Ô tô.
C. Bóng điện.
- D. Đèn dầu.
Câu 10: Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng?
- A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh
- B. Để điều hòa ở mức dưới 200C..
C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
- D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh.
Câu 11: Hoàn thành câu sau: … dự trữ trong pin của điện thoại di động giúp điện thoại ghi và phát ra âm thanh, hình ảnh.
A. Năng lượng.
- B. Ánh sáng.
- C. Nhiệt lượng.
- D. Sóng.
Câu 12: Hoàn thành câu sau: … lưu trữ trong xăng, dầu cần cho hoạt động của xe máy, ô tô, máy bay, tàu thuỷ và các phương tiện giao thông khác.
- A. Điện.
- B. Nhiệt lượng.
- C. Nhiệt.
D. Năng lượng.
Câu 13: Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?
- A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.
- B. Lò sưởi đang hoạt động, mặt trời, lò xo dãn.
- C. Gas, pin mặt trời, tia sét.
D. Mặt trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động.
Câu 14: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
- B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
- C. Chỉ có động năng và thế năng.
- D. Chỉ có động năng.
Câu 15: Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có… Khi quả bóng được thả rơi,… của nó được chuyển hoá thành…:
- A. Động năng, thế năng, nhiệt năng.
- B. Thế năng, động năng, thế năng.
- C. Động năng, động năng, thế năng.
D. Thế năng, thế năng, động năng.
Câu 16: Chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi nước đổ từ thác xuống?
A. Thế năng biến đổi thành động năng.
- B. Nhiệt năng biến đổi thành năng lượng âm.
- C. Động năng biến đổi thành nhiệt năng.
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 17: Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra hao phí năng lượng?
A. Bánh xe.
- B. Gi-đông.
- C. Yên xe.
- D. Khung xe.
Câu 18: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Nhận định nào sau đây là không đúng?
- A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
- B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiẽm không khí.
C. Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.
- D. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.
Câu 19: Chọn đáp án sai khi nói về nguồn năng lượng không tái tạo?
- A. Nguồn năng lượng không tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm năm để hình thành.
B. Nguồn năng lượng không tái tạo được bổ sung nhanh chóng thông quá các quá trình tự nhiên.
- C. Nguồn năng lượng không tái tạo không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
- D. Dầu mỏ là nguồn năng lượng không tái tạo.
Câu 20: Biện pháp nào sau đây không gây lãng phí năng lượng trong trường học?
A. Tắt các thiết bị điện khi ra về.
- B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,...
- C. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
- D. Cả B và C đều đúng.
Câu 21: Tại sao trong lúc ngồi yên, cơ thể vẫn cần năng lượng?
- A. Vì lúc ngồi, cơ thể vẫn cần năng lượng để hoạt động.
- B. Vì lúc ngồi, cơ thể vẫn cần năng lượng để trao đổi chất.
- C. Vì lúc ngồi, cơ thể vẫn cần năng lượng để hít thở, toả nhiệt.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 22: Kéo con lắc lên tới vị trí A rồi buông nhẹ. Bỏ qua ma sát của không khí. Tìm phát biểu sai.
A. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
- B. Động năng của vật tại C lớn hơn tại A.
- C. Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.
- D. Khi chuyển động từ C đến B, động năng của con lắc giảm dần, thế năng tăng dần.
Câu 23: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?
A. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.
- B. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.
- C. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.
- D. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.
Câu 24: Hoàn thành bài tập tính toán sau đây:
- A. 70J.
B. 700J.
- C. 35J.
- D. 350J.
Câu 25: Chu trình biến đổi của nước biển có kèm theo sự biến đổi của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
- A. Quang năng => Hoá năng => Thế năng => Động năng.
B. Quang năng => Nhiệt năng => Thế năng => Động năng.
- C. Thế năng => Nhiệt năng => Thế năng => Động năng.
- D. Thế năng => Điện năng => Thế năng => Động năng.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận