Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương I: Mở đầu về khoa học tự nhiên (Phần 1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khoa học tự nhiên là:

  • A. Nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người.
  • B. Sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người.
  • C. Sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất.
  • D. Sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống.

Câu 2: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

  • A. km.
  • B. cm.
  • C. mm.
  • D. m.

Câu 3: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

  • A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
  • B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
  • C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
  • D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Câu 4: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lưỡng chính thức ở nước ta là:

  • A. Tấn.             
  • B . Miligam.               
  • C. Kiôgam.           
  • D. Gam.

Câu 5: Để quan sát con kiến, người ta sử dụng:

  • A. Kính hiển vi quang học.
  • B. Kính viễn vọng.
  • C. Kính lúp.
  • D. Kính thiên văn.

Câu 6: Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ thống đo lưỡng hợp pháp ở nước ta là:

  • A. Giờ.
  • B. Ngày.
  • C. Phút.
  • D. Giây.

Câu 7: Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi gồm:

  • A. Vật kính, thị kính.
  • B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.
  • C. Đèn, gương, màn chắn sáng.
  • D. Ốc to, ốc nhỏ.

Câu 8: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là :

  • A. Độ Celsius.
  • B. Độ Fahrenheit.
  • C. Độ Delisle.
  • D. Độ Kelvin.

Câu 9: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh. 
  • B. Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao.
  • C. Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời.
  • D. Nghiên cứu quá trình tạo thạch nhũ trong hang động.

Câu 10: Theo em việc trồng cây trong nhà kính với quy mô lớn thể hiện vai trò nào của khoa học tự nhiên?

  • A. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
  • B. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
  • C. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
  • D. Chăm sóc sức khoẻ con người.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  • A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
  • B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
  • C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
  • D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Câu 12:  Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?

  • A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay
  • B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.
  • C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 13: Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng?

  • A. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính.
  • B. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính.
  • C. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính.
  • D. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính.

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Một inch bằng:

  • A. 2,54m.
  • B. 1dm.
  • C. 2,54cm.
  • D. 1cm.

Câu 15: Vật nào dưới đây chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi?

  • A. Nấm tai mèo.
  • B. Virus.
  • C. Rêu.
  • D. Con muỗi.

Câu 16: Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân?

  • A. Để rèn luyện khả năng ước lượng.
  • B. Để chọn cân phù hợp.
  • C. Để tăng độ chính xác cho kết quả đo.
  • D. Cả A và C đúng.

Câu 17: Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào?

  • A. Hóa học.
  • B. Vật lí học.
  • C. Sinh học.
  • D. Hóa học và sinh học.

Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

  • A. Không hiệu chỉnh đồng hồ.
  • B. Đặt mắt nhìn lệch.
  • C. Đọc kết quả chậm.
  • D. Cả ba nguyên nhân trên.

Câu 19: Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?

  • A. Tạo sự đồng nhất khi vào phòng thí nghiệm.
  • B. Hợp thời trang, mang lại tính thẩm mĩ.
  • C. Tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • D. Không có tác dụng gì.

Câu 20: Vì sao phải cẩn thận khi sử dụng hoá chất trong phòng thực hành?

  • A. Những hoá chất có thể gây ngộ độc.
  • B. Những hoá chất có thể gây bỏng.
  • C. Những hoá chất sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người một cách từ từ hoặc nhanh chóng.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 21: Khi đang quan sát bọ cánh cứng, điều gì xảy ra khi đưa kính lại gần bọ?

  • A. Nhìn rõ bọ hơn.
  • B. Nhìn bọ bị mờ hơn.
  • C. Nhìn bọ to và rõ hơn.
  • D. Nhìn bọ bé hơn.

Câu 22:  Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?

  • A. Không nên lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên vì sẽ làm mặt kính bị xước.
  • B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm.
  • C. Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn mà không sợ mờ kính.
  • D. Cả 3 cách trên đều đúng.

 Câu 23: 320C có giá trị bằng bao nhiêu 0F?

  • A. -14,220F.             
  • B. 10F                 
  • C. 25,60F.           
  • D. 89,60F.

Câu 24: Cách nào sau đây là cách nên thực hiện để bảo quản kính hiển vi?

  • A. Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính.
  • B. Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
  • C. Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 25: Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào?

  • A. Cảm giác về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc nước nguội khác nhau. 
  • B. Ngón tay trái sẽ có cảm giác nóng, ngón tay phải có cảm giác lạnh hơn.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo