Giải VBT Toán 5 Kết nối bài 55: Luyện tập chung
Giải chi tiết VBT Toán 5 kết nối tri thức bài 55: Luyện tập chung. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 55: LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết 1
Bài tập 1 (trang 55): Khoanh vào chữ đặt trước dưới câu trả lời đúng.
Mi có thể gấp hình khai triển ở trên thành chiếc hộp nào dưới đây?
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: C.
Bài tập 2 (trang 55): Hoàn thành bảng sau.
Hình lập phương | (1) | (2) |
Độ dài cạnh | 1,4 cm | 0,7 dm |
Diện tích xung quanh |
|
|
Diện tích toàn phần |
|
|
Bài giải chi tiết:
Hình lập phương | (1) | (2) |
Độ dài cạnh | 1,4 cm | 0,7 dm |
Diện tích xung quanh | 7,84 cm2 | 1,96 dm2 |
Diện tích toàn phần | 11,76 cm2 | 2,94 dm2 |
Bài tập 3 (trang 56): Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Việt làm một chiếc hộp từ hình khai triển dưới đây.
Thể tích của chiếc hộp đó là ……………
Bài giải chi tiết:
Ta thấy chiếc hộp có chiều dài 20 cm, chiều rộng 10 cm, chiều cao 10 cm.
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
20 x 10 x 10 = 2 000 (cm3)
Thể tích của chiếc hộp đó là 2 000 cm3
Bài 4 (trang 56):
Nam có một chiếc hộp nhựa (có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 3,5 dm, chiều rộng 2 dm và chiều cao 1,2 dm. Nam dùng giấy màu đỏ vừa đủ để dán lên các mặt xung quanh và hai mặt đáy của chiếc hộp đó. Tính tổng diện tích giấy mà Nam đã dùng.
Bài giải chi tiết:
Diện tích giấy cần dùng để dán lên các mặt xung quanh là:
(3,5 + 2) x 2 x 1,2 = 13, 2 (dm2)
Diện tích giấy cần dùng để dán hai mặt đáy là:
3,5 x 2 = 7 (dm2)
Tổng diện tích giấy mà Nam đã dùng là:
13,2 + 7 x 2 = 27,2 (dm2)
Đáp số: 27,2 dm2
Tiết 2
Bài tập 1 (trang 57): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Hình nào dưới đây không phải là hình khai triển của một hình lập phương?
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: B.
Bài tập 2 (trang 57): Tính thể tích của mỗi hình dưới đây.
Bài giải chi tiết:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,2 x 0,5 x 0,8 = 0,48 (m3)
b) Thể tích hình lập phương là:
25 x 25 x 25 = 15 625 (cm3)
Đáp số: a) 0,48 m3
b) 15 625 cm3
Bài tập 3 (trang 57): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bố của Nam đặt làm một bể cá (không nắp) bằng kính dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5 m, chiều rộng 60 cm và chiều cao 1 m. Diện tích kính dùng để làm bể cá đó là …….. m2.
Bài giải chi tiết:
Đổi 60 cm = 0,6 m
Diện tích kính làm các mặt xung quanh là:
(1,5 + 0,6) x 2 x 1 = 4,2 (m2)
Diện tích mặt đáy là:
1,5 x 0,6 = 0,9 (m2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
4,2 + 0,9 = 5,1 (m2)
Diện tích kính dùng để làm bể cá đó là 5,1 m2.
Bài tập 4 (trang 57):
Chú Mộc có một khối gỗ dạng hình lập phương cạnh 3 dm. Chú đã cắt đi một phần của khối gỗ (như hình vẽ). Phần cắt đi có dạng hình hộp chữ nhật chiều dài 3 dm, chiều rộng 0,9 cm và chiều cao 0,9 cm. Tính thể tích của phần gỗ còn lại.
Bài giải chi tiết:
Đổi: 3 dm = 30 cm
Thể tích khối gỗ dạng hình lập phương là:
30 x 30 x 30 = 27 000 (cm3)
Thể tích khối gỗ cắt đi là:
30 x 0,9 x 0,9 = 24,3 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
27 000 – 24,3 = 26 975,7 (cm3)
Đáp số: 26 975,7 cm3
Tiết 3
Bài tập 1 (trang 58): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Mai có hình khai triển như hình sau:
Hỏi Mai có thể gấp được hình lập phương nào dưới đây?
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: A.
Bài tập 2 (trang 58):
Chú Ngọc muốn sơn toàn bộ mặt ngoài của một khối gỗ dạng hình lập phương cạnh 0,4 m. Tính diện tích phần được sơn.
Bài giải chi tiết:
Diện tích phần được sơn là:
0,4 x 0,4 x 6 = 0,96 (m2)
Đáp số: 0,96 m2
Bài tập 3 (trang 59):
Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có kích thước như hình bên. Người ta cắt đi một phần khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 4 cm. Tính thể tích phần gỗ còn lại.
Bài giải chi tiết:
Đổi: 3 dm = 30 cm
Thể tích khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật là:
9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích khối gỗ cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
270 - 64 = 206 (cm3)
Đáp số: 206 cm3
Bài tập 4 (trang 59): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Rô-bốt có một bể cá nhỏ dạng hình lập phương cạnh 30 cm. Rô-bốt đổ nước vào bể cá đó cho đến khi mực nước trong bể là 20 cm. Sau đó, Rô-bốt thả một viên đá vào bể, mực nước trong bể lúc này là 22 cm. Thể tích của viên đá đó là ................ cm3.
Bài giải chi tiết:
Thể tích bể khi mực nước có chiều cao 20 cm là:
30 x 30 x 20 = 18 000 (cm3)
Thể tích bể khi mực nước có chiều cao 22 cm là:
30 x 30 x 22 = 19 800 (cm3)
Thể tích viên đá là:
19 800 - 18 000 = 1 800 (cm3)
Bài tập 5 (trang 59):
Chú thợ máy có một khối kim loại dạng hình lập phương cạnh 0,2 m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 20 kg. Hỏi khối kim loại đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài giải chi tiết:
Đổi: 0,2 m = 2 dm
Thể tích của khối kim loại đó là:
2 x 2 x 2 = 8 (dm3)
Khối lượng của khối kim loại đó là:
20 x 8 = 160 (kg)
Đáp số: 160 kg
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Toán 5 kết nối tri thức , Giải VBT Toán 5 KNTT, Giải VBT Toán 5 bài 55: Luyện tập chung
Bình luận