Giải VBT Toán 5 Kết nối bài 48: Luyện tập chung
Giải chi tiết VBT Toán 5 kết nối tri thức bài 48: Luyện tập chung. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 48: LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết 1
Bài tập 1 (trang 33): Hoàn thành bảng sau.
Đọc | Viết |
Hai trăm tám mươi ba phẩy một mét khối |
|
| 10,6 cm3 |
Năm trăm ba mươi hai đề-xi-mét khối |
|
| 2 007 m3 |
Bài giải chi tiết:
Đọc | Viết |
Hai trăm tám mươi ba phẩy một mét khối | 283,1 m3 |
Mười phẩy sáu xăng-ti-mét khối | 10,6ccm3 |
Năm trăm ba mươi hai đề-xi-mét khối | 532 dm3 |
Hai nghìn không trăm linh bảy mét khối | 2 007 m3 |
Bài tập 2 (trang 33): Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Hình hộp chữ nhật trên có chiều dài là 12 cm, chiều rộng là ……….. và chiều cao là …………..
Bài giải chi tiết:
Hình hộp chữ nhật trên có chiều dài là 12 cm, chiều rộng là 7,5 cm và chiều cao là 8 cm.
Bài tập 3 (trang 33): Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Rô-bốt đã xếp các hình lập phương cạnh 1 cm thành các hình dưới đây.
- Thể tích hình 1 là ………..
- Thể tích hình 2 là ………..
- Thể tích hình 3 là ………..
Bài giải chi tiết:
- Thể tích hình 1 là 5 cm3.
- Thể tích hình 2 là 11 cm3.
- Thể tích hình 3 là 7 cm3.
Bài 4 (trang 34): Viết số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 1,25 m3 = ……….. dm3 350 dm3 = ……….. m3
b) 0,02 m3 = ……….. cm3 14 000 cm3 = ……….. m3
c) 30 dm3 = ……….. cm3 860 cm3 = ……….. dm3
Bài giải chi tiết:
a) 1,25 m3 = 1 250 dm3 350 dm3 = 0,35 m3
b) 0,02 m3 = 20 000 cm3 14 000 cm3 = 0,014 m3
c) 30 dm3 = 30 000 cm3 860 cm3 = 0,86 dm3
Bài 5 (trang 34):
Nam có một chiếc hộp nhựa dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 8 cm, chiều rộng 6 cm, chiều rộng 5 cm. Vậy Nam có thể xếp được …… xúc xắc hình lập phương có thể tích 1 cm3 để đầy chiếc hộp đó.
Bài giải chi tiết:
- Xếp xúc xắc hình lập phương theo chiều dài của thùng ta xếp được 1 hàng gồm 8 xúc xắc.
- Vì chiều rộng của thùng là 6 cm nên ta xếp được 6 hàng như thế dưới đáy thùng.
Như vậy ta đã xếp được 8 x 6 = 48 xúc xắc lập phương dưới đáy thùng.
- Vì chiều cao của thùng là 5 cm nên ta xếp được 5 hàng, mỗi hàng 48 xúc xắc hình lập phương.
- Vậy ta đã xếp được 48 x 5 = 240 xúc xắc hình lập phương để đầy chiếc thùng.
Tiết 2
Bài tập 1 (trang 34): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Mỗi hình dưới đây được xếp từ các hình lập phương 1 dm3. Vậy hình nào dưới đây có thể tích bé nhất
Bài giải chi tiết:
- Hình A bao gồm 16 hình lập phương nhỏ.
- Hình B bao gồm 27 hình lập phương nhỏ.
- Hình C bao gồm 24 hình lập phương nhỏ.
- Hình D bao gồm 11 hình lập phương nhỏ.
Vậy hình có thể tích bé nhất là hình D.
Bài tập 2 (trang 34): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Trong tuần trước, cửa hàng đã bán được 315 dm3 đất sạch để trồng cây. Biết đất sạch được đóng thành các bao, mỗi bao có 5 dm3 đất. Vậy trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được …… bao đất.
Bài giải chi tiết:
Số bao đất cửa hàng bán được là:
315 : 5 = 63 (bao đất)
1 tuần có 7 ngày, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số bao đất là:
63 : 7 = 9 (bao đất)
Đáp số: 9 bao đất
Bài 3 (trang 34): Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Mẹ của Mai dùng 3 chiếc thùng để đựng các loại quả: nho, táo và dưa hấu. Mỗi thùng đựng một loại quả. Thể tích của các thùng là: 90 dm3; 2 590 cm3; 49,5 dm3. Biết thùng có thể tích lớn nhất đựng dưa hấu và thùng đựng nho có thể tích bé hơn thùng đựng táo.
Vậy thể tích thùng đựng nho là …………., thể tích thùng đựng táo là ………….., thể tích thùng đựng dưa hấu là ………………
Bài giải chi tiết:
Đổi: 2 590 cm3 = 2,59 dm3.
Ta có: 90 dm3 > 49,5 dm3 > 2,59 dm3.
Thể tích thùng đựng dưa hấu > Thể tích thùng đựng táo > Thể tích thùng đựng nho.
Vậy thể tích thùng đựng nho là 2 590 cm3, thể tích thùng đựng táo là 49,5 dm3, thể tích thùng đựng dưa hấu là 90 dm3.
Bài 4 (trang 35):
Rô-bốt có một tháp chất lỏng có thể tích là 5 dm3. Biết lượng nước chiếm 45% thể tích của tháp chất lỏng, lượng dầu ăn chiếm 30% thể tích của tháp chất lỏng và phần còn lại trong tháp chất lỏng là sữa. Tính thể tích sữa chứa trong tháp chất lỏng của Rô-bốt.
Bài giải chi tiết:
Thể tích sữa chiếm số phần trăm của tháp là:
100% - 45% - 30% = 25%
Thể tích sữa là:
5 x 25% = 1,25 (dm3)
Đáp số: 1,25 dm3
Bài 5 (trang 35):
Trong tháng 6, nhà Việt dùng hết 12 m3 nước. Lượng nước nhà Việt dùng trong tháng 7 giảm 25% so với tháng 6. Hỏi trong tháng 7, nhà Việt dùng hết bao nhiêu mét khối nước?
Bài giải chi tiết:
Lượng nước nhà Việt dùng trong tháng 7 là:
12 – (12 x 25%) = 9 (m3)
Đáp số: 9 m3
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Toán 5 kết nối tri thức , Giải VBT Toán 5 KNTT, Giải VBT Toán 5 bài 48: Luyện tập chung
Bình luận