Giải siêu nhanh Hóa học 11 kết nối bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học

Soạn siêu ngắn bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học Hóa học 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1.  KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch

Câu 1:

  1. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.

  2. b) Trong cả hai thí nghiệm trên, dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì các chất đầu đều còn lại sau phản ứng, Giải thích.

Đáp án:

  1. a) Thí nghiệm 1: H2(g) + I2(g) ⟶ 2HI(g)

    Thí nghiệm 2: 2HI(g) ⟶ H2(g) + I2(g)

b)

+ Thí nghiệm 1: khí H2 tác dụng với I2 tạo thành HI, đồng thời lại xảy ra phản ứng HI phân hủy tạo thành I2 và H2 

+ Ở thí nghiệm 2 : khí HI phân hủy thành H2 và I2, đồng thời lại xảy ra phản ứng khi H2 và I2 tạo thành HI.

 

Câu hỏi 1 trang 7 sgk hóa học 11 kntt

Quá trình hình thành hang động, thạch nhũ là một ví dụ điển hình về phản ứng thuận nghịch trong tự nhiên.

Nước có chứa CO2 chảy qua đá vôi, bào mòn đá tạo thành Ca(HCO3)2 (phản ứng thuận) góp phần hình thành các hang động. Hợp chất Ca(HCO3)2 trong nước lại bị phân hủy tạo ra CO2 và CaCO3 (phản ứng nghịch), hình thành các thạch nhũ, măng đá, cột đá.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong hai quá trình trên.

Đáp án:

CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq) ⇌ Ca(HCO3)2(aq)

 

Câu hỏi 2 trang 8 sgk hóa học 11 kntt

Phản ứng xảy ra khi cho khí Cl2 tác dụng với nước là một phản ứng thuận nghịch. Viết phương trình hóa học của phản ứng, xác định phản ứng thuận, phản ứng nghịch.

Đáp án:

+ PTHH: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO

+ Phản ứng thuận: Cl2 + H2O ⟶ HCl + HClO

+ Phản ứng nghịch: HCl + HClO ⟶ Cl2 + H2O

 

Câu hỏi 3 

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  1. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu.

  2. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.

  3. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.

  4. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.

Đáp án:

Đáp án không đúng là: C. 

=> Phản ứng thuận nghịch là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.

 

II. CÂN BẰNG HÓA HỌC

Hoạt động trang 8 sgk hóa học 11 kntt

Xét phản ứng thuận nghịch: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g).

Số liệu về sự thay đổi số mol các chất trong bình phản ứng ở thí nghiệm 1 được trình bảy trong Bảng 1.1 dưới đây:…

Đáp án:

  1. b) số mol H2 và I2 giảm dần và từ thời điểm t4, số mol của H2 và I2 không thay đổi nữa.

số mol HI tăng dần và từ thời điểm t4, số mol HI cũng không thay đổi nữa.

  1. c)  Tác dụng khối lượng đối với phản ứng thuận: vt = kt[H2].[I2]

Tác dụng khối lượng đối với phản ứng nghịch: vn = kn[HI]2

Ta thấy, theo thời gian:

  • số mol H2, I2 giảm dần nên [H2] và [I2] giảm, tốc độ phản ứng thuận giảm.

  • số mol HI tăng dần nên [HI] tăng dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng. 

  1. d) Từ thời điểm t4 thì số mol các chất trong hệ phản ứng không thay đổi.

 

Câu hỏi 4 trang 9 sgk hóa học 11 kntt

Cho phản ứng: 2HI (g) ⇌ H2 (g) + I2 (g)

  1. a) Vẽ dạng đồ thị biểu diễn tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch theo thời gian.

  2. b) Xác định trên đồ thị thời điểm phản ứng trên bắt đầu đạt đến trạng thái cân bằng.

Đáp án:

Câu hỏi 5 trang 9 sgk hóa học 11 kntt

Cho các nhận xét sau:

  1. a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

  2. b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.

  3. c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu.

  4. d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.

Các nhận xét đúng là

  1. (a) và (b).      B. (b) và (c).         C. (a) và (c).         D. (a) và (d).

Đáp án:

Đáp án đúng: D. (a) và (d).

 

Hoạt động trang 9 sgk hóa học 11 kntt

Tính giá trị KC = HI2H2[I2] ở mỗi thí nghiệm, nhận xét kết quả thu được.

Đáp án:

- Thí nghiệm 1: KC = 64,00; 

- Thí nghiệm 2: KC = 63, 99; 

- Thí nghiệm 3: KC = 64,08

=> Nhận xét: giá trị biểu thức KC = HI2H2[I2] thay đổi không đáng kể mặc dù nồng độ ban đầu và nồng độ các chất tại thời điểm cân bằng khác nhau. 

 

Câu hỏi 6 trang 10 sgk hóa học 11 kntt

Viết biểu thức hằng số cân bằng cho các phản ứng sau:

  1. a) Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)

  2. b) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)

Đáp án:

  1. a) KC=[NH3]2[H2]3[N2]

  2. b) KC = [CO2]

 

Câu hỏi 7 

Ammonia (NH3) được điều chế bằng phản ứng sau: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)

Ở t oC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là:

[N2] = 0,45 M; [H2] = 0,14 m; [NH3] = 0,62 M

Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên tại t oC. 

Đáp án:

KC=[NH3]2[H2]3[N2]=311,3


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn Hóa học 11 kết nối tri thức bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học, Soạn ngắn hóa học 11 kết nối tri thức bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác