Giải SBT toán 8 tập 2 kết nối bài 34 Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác
Hướng dẫn giải bài 34 Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác SBT toán 8 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tập 9.12 toán 8 tập 2 KNTT trang 55: Hai tam giác có độ dài ba cạnh như sau có đồng dạng không? Vì sao?
(1) 2 cm, 3 cm, 4 cm và 6 cm, 9 cm, 12 cm.
(2) 3 cm, 5 cm, 6 cm và 6 cm, 10 cm, 11 cm.
(3) 2 cm, 3 cm, 3 cm và 2 cm, 2 cm, 3 cm.
(4) 4 cm, 4 cm, 4 cm và 3 cm, 3 cm, 3 cm.
Đáp án:
(1) Hai tam giác đồng dạng theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh vì
$\frac{2}{6} = \frac{3}{9} = \frac{4}{12}$
(2) Hai tam giác không đồng dạng vì
$\frac{3}{6} = \frac{5}{10} \neq \frac{6}{11}$
(3) Hai tam giác không đồng dạng vì
$\frac{2}{2} \neq \frac{3}{2} \neq \frac{3}{3}$
(4) Hai tam giác đồng dạng theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh vì
$\frac{4}{3} = \frac{4}{3} = \frac{4}{3}$
Bài tập 9.13 toán 8 tập 2 KNTT trang 55: Cho hai tam giác ABC và DEF lần lượt có chu vi là 15 cm và 20 cm. Biết rằng $\frac{AB}{DE} = \frac{AC}{DF} = \frac{3}{4}$. Chứng minh rằng $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $DEF.
Đáp án:
Từ giả thiết suy ra: $\frac{3}{4} = \frac{AB}{DE} = \frac{AC}{DF} = \frac{AB + AC}{DE+ DF} = \frac{15 - BC}{20 – EF}$
Do đó 60 – 3EF = 60 – 4BC hay $\frac{3}{4} = \frac{BC}{EF}$.
Vậy hai tam giác ABC và DEF có
$\frac{AB}{DE} = \frac{AC}{DF} = \frac{BC}{EF}$
Suy ra $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $DEF.
Bài tập 9.14 toán 8 tập 2 KNTT trang 55: Cho hai tam giác ABC và MNP thoả mãn 2AB = 3AC = 4BC và DE = 6 cm, DF = 4 cm, EF = 3 cm. Chứng minh rằng $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $MNP.
Đáp án:
Từ giả thiết suy ra 2DE = 3DF = 4EF. Do đó hai tam giác ABC và DEF có
$\frac{AB}{DE} = \frac{AC}{DF} = \frac{BC}{EF}$
Suy ra $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $DEF (c.c.c)
Bài tập 9.15 toán 8 tập 2 KNTT trang 55: Cho tam giác ABC và điểm O nằm trong tam giác. Lấy M, N, P là các điểm lần lượt trên các tia OA, OB, OC sao cho OA = 3OM, OB = 3ON, OC = 3OP. Chứng minh rằng$\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $MNP và tìm tỉ số đồng dạng.
Đáp án:
Ta có: $\frac{OM}{OA} = \frac{ON}{OB} = \frac{1}{3}$
Do đó theo định lí Thales đảo áp dụng cho tam giác ABC và cát tuyến MN ta có: MN // AB. Vì vậy $\triangle $OMN $\sim$ $\triangle $OAB.
Suy ra $\frac{MN}{AB} = \frac{OM}{OA} = \frac{1}{3}$
Chứng minh tương tự có:
$\frac{MP}{AC} = \frac{OM}{OA} = \frac{1}{3}$
$\frac{NP}{BC} = \frac{ON}{OB} = \frac{1}{3}$
Vì vậy, hai tam giác ABC và MNP có
$\frac{AB}{MN} = \frac{AC}{MP} = \frac{BC}{NP} = 3$
Suy ra $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $MNP (c.c.c) với tỉ số đồng dạng bằng 3.
Bài tập 9.16 toán 8 tập 2 KNTT trang 55: Cho tam giác ABC và các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $MNP và tìm tỉ số đồng dạng.
Đáp án:
Vì NP, PM, MN lần lượt là các đường trung bình ứng với các đỉnh A, B, C của tam giác ABC nên
$\frac{NP}{BC} = \frac{PM}{CA} = \frac{MN}{AB} = \frac{1}{2}$
Suy ra $\triangle $MNP $\sim$ $\triangle $ABC với tỉ số đồng dạng bằng $\frac{1}{2}$
Bài tập 9.17 toán 8 tập 2 KNTT trang 55: Cho tứ giác ABCD với AB = 2 cm, AD= 3 cm, BD = 4 cm, BC = 6 cm, CD=8 cm. Chứng minh rằng $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $BDC và AB song song với CD.
Đáp án:
Hai tam giác ABD và BDC có
$\frac{AB}{BD} = \frac{AD}{BC} = \frac{BD}{DC} = \frac{1}{2}$
Suy ra $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $BDC (c.c.c)
Suy ra $\widehat{ABD} = \widehat{BDC}$ (cặp góc tương ứng)
Vậy AB // DC do 2 góc so le trong bằng nhau.
Bài tập 9.18 toán 8 tập 2 KNTT trang 55: Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh là AB = 4 cm, BC = 5 cm, CA = 6 cm. Tam giác MNP đồng dạng với tam giác ABC và có độ dài cạnh lớn nhất bằng 9 cm. Hãy cho biết độ dài các cạnh MN, MP, NP của tam giác MNP.
Đáp án:
Gọi k là tỉ số đồng dạng của tam giác MNP với tam giác ABC. Khi đó:
MN = kAB, NP = kBC, MP = kAC. Vì AB < BC < AC nên MN < NP < MP
Do vậy MP = 9 cm. Suy ra $k = \frac{MP}{AC} = \frac{3}{2}$
Suy ra $MN = \frac{3}{2}AB = 6 cm$
$NP = \frac{3}{2}BC = 7,5 cm$
Bài tập 9.19 toán 8 tập 2 KNTT trang 55: Với hai tam giác bất kì ABC và DEF thoả mãn $\frac{AB}{EF} = \frac{BC}{DF}$; $\widehat{ABC} = \widehat{DFE}$. Những khẳng định nào sau đây là đúng?
(1) $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $DEF.
(2) $\triangle $CBA $\sim$ $\triangle $DEF.
(3) $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $EFD.
(4) $\triangle $BCA $\sim$ $\triangle $EFD.
(5) $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $FDE.
(6) $\triangle $BAC$\sim$ $\triangle $FED.
Đáp án:
Hai tam giác ABC và DEF có
$\frac{AB}{EF} = \frac{BC}{DF}$
$\widehat{ABC} = \widehat{DFE}$
Suy ra $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $EFD (c.g.c)
Do đó câu (2), (3) và (6) đúng; câu (1), (4) và (5) sai.
Bài tập 9.20 toán 8 tập 2 KNTT trang 56: Với hai tam giác bất kì ABC và MNP thoả mãn $\widehat{ABC} = \widehat{NMP}$, $\widehat{ACB} = \widehat{MNP}$. Những khẳng định nào sau đây là đúng?
(1) $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $MNP.
(2) $\triangle $BCA $\sim$ $\triangle $MNP.
(3) $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $NPM.
(4) $\triangle $CAB $\sim$ $\triangle $NPM.
(5) $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $PMN.
(6) $\triangle $BAC $\sim$ $\triangle $MNP.
Đáp án:
Hai tam giác ABC và MNP có
$\widehat{ABC} = \widehat{NMP}$
$\widehat{ACB} = \widehat{MNP}$
Suy ra $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $PMN (g.g)
Do đó câu (2), (4) và (5) đúng; câu (1), (3) và (6) sai.
Bài tập 9.21 toán 8 tập 2 KNTT trang 56: Cho hai điểm M, N lần lượt nằm trên hai cạnh AB, AC của tam giác ABC sao cho $AM \cdot AB = AN \cdot AC$
a) Chứng minh rằng $\triangle $AMN $\sim$ $\triangle $ACB.
b) Lấy E, F lần lượt là trung điểm của MN, BC. Chứng minh rằng $\widehat{EAB} = \widehat{FAC}$
Đáp án:
Từ $AM \cdot AB = AN \cdot AC$
Suy ra $\frac{AM}{AC} = \frac{AN}{AB}$
Hai tam giác AMN và ACB có
$\frac{AM}{AC} = \frac{AN}{AB}$
$\widehat{MAN} = \widehat{BAC}$ (góc chung)
Suy ra $\triangle $AMN $\sim$ $\triangle $ACB (c.g.c)
b) Từ $\triangle $AMN $\sim$ $\triangle $ACB suy ra
$\widehat{AMN} = \widehat{ACB}$
$\frac{AM}{AC} = \frac{MN}{CB}$
Hai tam giác AME và ACF có
$\frac{AM}{AC} = \frac{MN}{CB} = \frac{ME}{CF}$ (chứng minh trên)
$\widehat{AME} = \widehat{AMN} = \widehat{ACB}$ = \widehat{ACF}$ (chứng minh trên)
Suy ra $AME$\sim$ $\triangle $ACF (c.g.c)
Suy ra $\widehat{EAM} = \widehat{FAC}$.
Vì $\widehat{EAB} = \widehat{EAM}$ nên $\widehat{EAB} = \widehat{FAC}$
Bài tập 9.22 toán 8 tập 2 KNTT trang 56: Cho tam giác ABC và hai điểm P, Q lần lượt nằm trên các tia đối của tia AB và AC sao cho $\widehat{APQ} = \widehat{ACB}$. Chứng minh rằng:
a) $AP \cdot AB = AQ \cdot AC$
b) $\widehat{APC} = \widehat{AQB}$
Đáp án:
a) Hai tam giác ACB và APQ có
$\widehat{BAC} = \widehat{QAP}$ (2 góc đối đỉnh)
$\widehat{ACB} = \widehat{APQ}$ (giả thiết)
Suy ra $\triangle $ACB $\sim$ $\triangle $APQ (g.g)
Suy ra $\frac{AB}{AQ} = \frac{AC}{AP}$ hay $AP \cdot AB = AQ \cdot AC$
b) Từ $AP \cdot AB = AQ \cdot AC$
Suy ra $\frac{AP}{AQ} = \frac{AC}{AB}$
Hai tam giác APC và AQB có
$\frac{AP}{AQ} = \frac{AC}{AB}$ (chứng minh trên)
$\widehat{PAC} = \widehat{QAB}$ (2 góc đối đỉnh)
Suy ra $\triangle $APC $\sim$ $\triangle $AQB (c.g.c)
Bài tập 9.23 toán 8 tập 2 KNTT trang 56: Cho tam giác ABC và hai điểm M, N lần lượt nằm trên hai cạnh AB, AC sao cho MN song song với BC. Gọi ME, BF lần lượt là phân giác của các góc M, B của các tam giác AMN và ABC. Chứng minh rằng:
a) $\triangle $MEN $\sim$ $\triangle $BFC
b) $\frac{AE}{AF} = \frac{MN}{BC}$
Đáp án:
Vì ME, BF lần lượt là phân giác của các góc M, B của các tam giác AMN và ABC
Suy ra $\widehat{NME} = \frac{\widehat{AMN}}{2}$
$\widehat{CBF} = \frac{\widehat{ABC}}{2}$
Vì MN // BC nên $\widehat{AMN} = \widehat{ABC}$ (2 góc đồng vị)
Từ đó suy ra $\widehat{NME} = \frac{\widehat{AMN}}{2} = \frac{\widehat{ABC}}{2} = \widehat{CBF}$
Hai tam giác MEN và BFC có
$\widehat{MNE} = \widehat{BCF}$ (2 góc đồng vị, MN // BC)
$\widehat{NME} = \widehat{CBF}$ (chứng minh trên)
Suy ra $\triangle $MEN $\sim$ $\triangle $BFC (g.g)
b) $\widehat{AME} = \frac{\widehat{AMN}}{2} = \frac{\widehat{ABC}}{2} = \widehat{ABF}$
Suy ra ME // BF (2 góc đồng vị bằng nhau)
Áp dụng định lí Thales, ta được: $\frac{AE}{AF} = \frac{AM}{AB}$
Mặt khác MN // BC nên $\triangle $AMN $\sim$ $\triangle $ABC
Suy ra $\frac{AM}{AB} = \frac{MN}{BC}$
Vậy $\frac{AE}{AF} = \frac{AM}{AB} = \frac{MN}{BC}$
Bài tập 9.24 toán 8 tập 2 KNTT trang 56: Cho hình thang ABCD (AB // CD). Biết rằng AB = 2 cm, BD = 4 cm, CD = 8 cm. Chứng minh rằng BC = 2AD.
Đáp án:
Hai tam giác ABD và BDC có
$\frac{AB}{BD} = \frac{BD}{DC} = \frac{1}{2}$
$\widehat{ABD} = \widehat{BDC}$ (2 góc so le trong, AB // CD)
Suy ra $\triangle $MABD $\sim$ $\triangle $BCD (c.g.c)
Suy ra $\frac{AD}{BC} = \frac{AB}{BD} = \frac{1}{2}$
Vậy BC = 2AD
Bài tập 9.25 toán 8 tập 2 KNTT trang 56: Cho hình thang ABCD (AB // CD). Biết rằng AD cắt BC tại E, AC cắt BD tại F.
a) Chứng minh rằng: $\triangle $EAB$\sim$ $\triangle $EDC, $\triangle $FAB$\sim$ $\triangle $FCD
b) Lấy hai điểm M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD. Chứng minh rằng bốn điểm M, N, E, F thẳng hàng.
Đáp án:
a) Vì AB // DC (tam giác EDC) nên $\triangle $EAB$\sim$ $\triangle $ED
AB // CD (tam giác FDC) nên $\triangle $FAB$\sim$ $\triangle $FCD
b) Từ $\triangle $EAB$\sim$ $\triangle $EDC suy ra
$\frac{EA}{ED} = \frac{AB}{DC} = \frac{AM}{DN}$
Hai tam giác EAM và EDN có
$\frac{AB}{BD} = \frac{BD}{DC}$ (cmt)
$\widehat{EAM} = \widehat{EDN}$ (2 góc đồng vị, AM // DN)
Suy ra $\triangle $EAM$\sim$ $\triangle $EDN (c.g.c)
Suy ra $\widehat{AEM} = \widehat{DEN}$
Vậy tia EM trùng với tia EN hay E, M, N thẳng hàng.
Từ $\triangle $FAB$\sim$ $\triangle $FCD suy ra
$\frac{FA}{FC} = \frac{AB}{CD} = \frac{AM}{CN}$
Hai tam giác FAM và FCN có
$\frac{FA}{FC} = \frac{AM}{CN}$ (cmt)
$\widehat{FAM} = \widehat{FCN}$ (2 góc so le trong, AM // CN)
Suy ra $\triangle $FAM$\sim$ $\triangle $FCN (c.g.c)
Suy ra $\widehat{AFM} = \widehat{CFN}$
Vậy tia FM và FN là 2 tia đối nhau, hay F, M, N thẳng hàng.
Do đó 4 điểm M, N, E, F thẳng hàng.
Bài tập 9.26 toán 8 tập 2 KNTT trang 56: Cho tam giác ABC với AB = 6 cm, AC = 9 cm. Lấy điểm D trên cạnh AC sao cho AD = 4 cm. Chứng minh rằng $\triangle $ABD$\sim$ $\triangle $ACB và $BC = \frac{3}{2}BD$.
Đáp án:
Hai tam giác ABD và ACB có
$\frac{AB}{AC} = \frac{AD}{AB} = \frac{2}{3}$
$\widehat{BAD} = \widehat{CAB}$ (góc chung)
Suy ra $\triangle $ABD$\sim$ $\triangle $ACB (c.g.c)
Suy ra $\frac{BD}{BC} = \frac{AB}{AC} = \frac{2}{3}$
Vậy $BC = \frac{3}{2}BD$
Bài tập 9.27 toán 8 tập 2 KNTT trang 57: Cho tứ giác ABCD như Hình 9.6. Biết rằng AB = 2 cm, AC = 4 cm, AD = 8 cm và AC là phân giác của góc BAD. Chứng minh rằng CD = 2BC.
Đáp án:
Hai tam giác ACD và ABC có
$\frac{AC}{AB} = \frac{AD}{AC} = 2$
$\widehat{DAC} = \widehat{CAB}$ (giả thiết)
Suy ra $\triangle $ACD$\sim$ $\triangle $ABC (c.g.c)
Suy ra $\frac{CD}{BC} = \frac{AC}{AB} = 2$
Vậy CD = 2BC.
Bài tập 9.28 toán 8 tập 2 KNTT trang 57: Cho tam giác ABC và điểm D trên cạnh AC sao cho $\widehat{ABD} = \widehat{BCA}$. Chứng minh rằng $AB^{2} = AD \cdot AC$
Đáp án:
Hai tam giác ABD và ACB có
$\widehat{A}$ chung
$\widehat{ABD} = \widehat{ACB}$
Suy ra $\triangle $ABD$\sim$ $\triangle $ACB (g.g)
Suy ra $\frac{AB}{AC} = \frac{AD}{AB}$ hay $AB^{2} = AD \cdot AC$
Bài tập 9.29 toán 8 tập 2 KNTT trang 57: Cho hai điểm M, N lần lượt nằm trên các cạnh AB, AC của tam giác ABC sao cho $\widehat{ABN} = \widehat{ACM}$. Gọi O là giao điểm của BN và CM. Chứng minh rằng:
a) $AM \cdot AB = AN \cdot AC$
b) $OM \cdot OC = ON \cdot OB$
Đáp án:
a) Hai tam giác ABN và ACM có
$\widehat{A}$ chung
$\widehat{ABN} = \widehat{ACM}$ (giả thiết)
Suy ra $\triangle $ABN$\sim$ $\triangle $ACM (g.g)
Suy ra $\frac{AB}{AC} = \frac{AN}{AM}$ hay $AM \cdot AB = AN \cdot AC$
b) Hai tam giác OBM và OCN có
$\widehat{MOB} = \widehat{NOC}$ (2 góc đối đỉnh)
$\widehat{MBO} = \widehat{ABN}= \widehat{ACM} = \widehat{NCO}$ (giả thiết)
Suy ra $\triangle $OBM$\sim$ $\triangle $OCN (g.g)
Suy ra $\frac{OM}{ON} = \frac{OB}{OC}$ hay $OM \cdot OC = ON \cdot OB$
Bài tập 9.30 toán 8 tập 2 KNTT trang 57: Cho tam giác ABC với AB = 6 cm, AC = 4 cm, BC = 5 cm. Trên tia đối của tia CA, lấy điểm D sao cho CD=CB. Chứng minh rằng:
a) $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $ADB.
b) $\widehat{ACB} = 2\widehat{ABC}$
Đáp án:
a) Hai tam giác ABC và ADB có
$\frac{AB}{AD} = \frac{AB}{AC+DC} = \frac{AB}{AC+BC} = \frac{2}{3} = \frac{AC}{AB}$
$\widehat{A}$ chung
Suy ra $\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $ADB (c.g.c)
b) Do tam giác CBD cân (CD=CB) suy ra
$\widehat{ACB} = 2\widehat{CDB} = 2\widehat{ADB}$ (tính chất góc ngoài tam giác cân)
Mặt khác $\widehat{ADB} = \widehat{ABC}$ ($\triangle $ABC $\sim$ $\triangle $ADB)
Suy ra $\widehat{ACB} = 2\widehat{ABC}$
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận