Lý thuyết trọng tâm toán 8 kết nối bài 34 Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài 34 Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 34. BA TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA HAI TAM GIÁC (3 tiết)
I. TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC
Trường hợp đồng dạng cạnh – cạnh – cạnh
HĐ1
a) Nếu A'B'=AB thì A'C'=AC và B'C'=BC
=> ∆A'B'C'=∆ABC (c.c.c)
Do đó ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC
b) ∆AMN $\sim $ ∆ABC vì MN//BC.
$\frac{AN}{AC}$=$\frac{AM}{AB}$=$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{A'C'}{AC}$=> AN=A'C'
$\frac{MN}{BC}$=$\frac{AM}{AB}$=$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{B'C'}{BC}$ => MN=B'C'
=> ∆AMN=∆A'B'C'
- Vì ∆AMN $\sim $ ∆ABC (do MN//BC) nên ∆A'B'C' ∆ABC
c) Nếu A'B'>AB, bằng cách đổi vai trò ∆ABC và ∆A'B'C' cho nhau thì theo phần b) ∆ABC $\sim $ ∆A'B'C'.
Định lí
Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.
GT | ∆ABC, ∆A'B'C' $\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{A'C'}{AC}$=$\frac{B'C'}{BC}$ |
KL | ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC |
Câu hỏi
+ ∆ABC $\sim $ ∆HGK (c.c.c). Vì: $\frac{AB}{HG}$=$\frac{BC}{GK}$=$\frac{AC}{HK}$=$\frac{1}{2}$
+ ∆DEF $\sim $ ∆MNP (c.c.c). Vì:$\frac{DE}{MN}$=$\frac{EF}{NP}$=$\frac{DF}{MP}$=$\frac{1}{2}$
Ví dụ 1: (SGK – tr.84)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.84)
Luyện tập 1
+ ∆ABC:
AC=18-AB-BC=18-4-6=8 cm
+ ∆DEF:
EF=27-DE-FD=27-6-12=9 cm
Xét ∆ABC và ∆DEF có:
$\frac{AB}{DE}$=$\frac{BC}{EF}$=$\frac{AC}{DF}$=23 => ∆ABC $\sim $ ∆DEF (c.c.c)
Vận dụng
- Vẽ ∆ABC với các số đo: AB=2;BC=3;AC=4 (cm)
Gọi Điểm đặt trái bóng là M, Chân hai cột gôn là N và P. Thì ta có hình minh họa:
Ta có: NP :NM :MP=2 :3 :4=BC :BA :AC
=> ∆ABC$\sim $ ∆MNP (c.c.c)
=> $\widehat{A}$=$\widehat{M} \approx $29$^{\circ}$
II. TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ HAI CỦA TAM GIÁC
Trường hợp đồng dạng cạnh – góc – cạnh
HĐ2
+ $\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{A'C'}{AC}$=32
+ BC ≈2,6 cm; B'C'≈3,9 cm
=> $\frac{B'C'}{BC}$=32
+ ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC với tỉ số đồng dạng là k=$\frac{3}{2}$
Định lí (trường hợp đồng dạng cạnh – góc – cạnh)
Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.
GT | ∆ABC, ∆A'B'C' $\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{A'C'}{AC}$;$\widehat{A'}$=$\widehat{A}$ |
KL | ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC |
Chứng minh định lí (SGK – tr.86).
Câu hỏi
+) ∆ABC $\sim $ ∆MNP (c.g.c)
Vì: $\frac{AC}{MP}$=$\frac{AB}{MN}$=$\frac{1}{2}$ và $\widehat{A}$=$\widehat{M}$=70$^{\circ}$
Ví dụ 2: (SGK – tr.86)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.86)
Nhận xét
Nếu ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC theo tỉ số k và AM, A'M' lần lượt là các đường trung truyến của ∆ABC và ∆A'B'C' thì $\frac{A'M'}{AM}$=k.
Luyện tập 2
Vì ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC nên $\widehat{A'B'C'}$=$\widehat{ABC}$ và $\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{B'C'}{BC}$. Do đó:
$\frac{M'B'}{MB}$=$\frac{M'C'}{MC}$=$\frac{M'B'-M'C'}{MB-MC}$=$\frac{B'C'}{BC}$=$\frac{A'B'}{AB}$
Xét ∆A'B'M' và ∆ABM có:
$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{B'M'}{BM}$
$\widehat{A'B'M'}$=$\widehat{A'B'C'}$=$\widehat{ABC}$=$\widehat{ABM}$
=> ∆A'B'M' $\sim $ ∆ABM (c.g.c)
Tranh luận
Bạn Lan nhận xét không đúng.
Ví dụ:
Lấy ∆ABC $\sim $ ∆A'B'C' với $\widehat{C'}$=$\widehat{M}$<90$^{\circ}$
Lấy C trên đoạn MB sao cho ∆AMC cân tại A (Hình 9.16)
=> ∆ABC và ∆A'B'C' không đồng dạng
III. TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ BA CỦA TAM GIÁC
Trường hợp đồng dạng góc – góc
HĐ3
- Hai tam giác này có hình dạng rất giống nhau (chỉ khác về kích thước) nên chúng rất có khả năng đồng dạng với nhau.
Khi đó tỉ số đồng dạng bằng:$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{2}{1000}$=$\frac{1}{500}$
HĐ4
Nếu ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC và A'C'=3,76 cm
$\frac{A'C'}{AC}$=$\frac{A'B'}{AB}$ ta suy ra:
AC=$\frac{A'C'}{A'B'}$' . AB=$\frac{3,76}{2}$ . 10=18,8 (m)
Định lí (trường hợp đồng dạng góc – góc)
Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.
GT | ∆ABC, ∆A'B'C' $\widehat{A'}$=$\widehat{A}$, $\widehat{B'}$=$\widehat{B}$ |
KL | ∆A'B'C' ∆ABC |
Chứng minh định lí (SGK – tr.88)
Câu hỏi
+) ∆ABC $\sim $ ∆DEF (g.g) vì $\widehat{A}$=$\widehat{D}$=60$^{\circ}$ và $\widehat{B}$=$\widehat{E}$=50$^{\circ}$
Theo định lí Tổng ba góc trong một tam giác:
$\widehat{P}$=180$^{\circ}$-$\widehat{M}$-$\widehat{N}$=50$^{\circ}$
Do đó:
+) ∆ABC $\sim $ ∆MPN (g.g) vì $\widehat{A}$=$\widehat{M}$=60$^{\circ}$ và $\widehat{B}$=$\widehat{P}$=50$^{\circ}$
+) ∆DEF $\sim $ ∆MPN (g.g) vì $\widehat{D}$=$\widehat{M}$=60$^{\circ}$ và $\widehat{E}$=$\widehat{P}$=50$^{\circ}$.
Ví dụ 3: (SGK – tr.89)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.89)
Nhận xét
Nếu ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC theo tỉ số k và AM, A'M' lần lượt là các đường phân giác của ∆ABC và ∆A'B'C' thì $\frac{A'M'}{AM}$=k.
Luyện tập 3
Xét ∆ABC và ∆ADB có:
$\widehat{ABC}$=$\widehat{ADB}$ (giả thiết)
$\widehat{A}$ chung
=> ∆ABC $\sim $ ∆ADB (g.g)
=> $\frac{AB}{AD}$=$\frac{AC}{AB}$ => AB$^{2}$=AD.AC (đpcm).
Thử thách nhỏ
1. Do tổng các góc trong một tam giác bằng 180o nên:
$\frac{\widehat{A'}+\widehat{\leftarrow B'}}{2}$=180$^{\circ}$-$\widehat{A'I'B'}$=180o-$\widehat{AIB}$=$\frac{\widehat{A}+\widehat{\leftarrow B}}{2}$
=> $\widehat{A'}$+$\widehat{B'}$=$\widehat{A}$+$\widehat{B}$. Do đó:
$\widehat{C'}$=180$^{\circ}$=$\widehat{A'}$-$\widehat{B'}$=180o-$\widehat{A}$-$\widehat{B}$=$\widehat{C}$
Tương tự, $\widehat{B'}$=$\widehat{B}$.
Vậy ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC (g.g) ($\widehat{B'}$=$\widehat{B}$;$\widehat{C'}$=$\widehat{C}$).
2. Nếu $\widehat{C}$, $\widehat{C'}$ đều nhọn:
Lấy điểm M trên tia BC sao cho ∆ABM $\sim $ ∆A'B'C'.
* Giả sử điểm C không trùng với M. Khi đó ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABM => $\frac{A'C'}{AM}$=$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{A'C'}{AC}$
=> AM=AC => ∆AMC cân tại A.
+ Nếu M nằm giữa B và C thì:
$\widehat{AMB}$=180$^{\circ}$-$\widehat{AMC}$=180$^{\circ}$-$\widehat{ACM}$>90$^{\circ}$>$\widehat{A'C'M'}$=> Vô Lý.
+ Vậy C nằm giữa B và M (Hình 9.19). Khi đó $\widehat{ACB}$=180$^{\circ}$-$\widehat{ACM}$=180$^{\circ}$-$\widehat{AMB}$=180$^{\circ}$-$\widehat{C'}$>90$^{\circ}$ => Vô Lý.
=> Vậy điểm C phải trùng với M và ∆ A'B'C' $\sim $ ∆ABC.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận