Giải SBT Toán 8 Chân trời bài 1 Định lí Pythagore

Giải chi tiết sách bài tập Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo bài 1 Định lí Pythagore. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài 1 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST: Cho tam giác MNP vuông tại M.

a) Tính độ dài cạnh NP nếu biết MN = 7, MP = 24.

b) Tính độ dài cạnh MP nếu biết NP = 29, MN = 20.

c) Tính độ dài cạnh MN nếu biết NP = 61, MP = 11.

Giải

a) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác MNP vuông tại M, ta có:

$NP^{2} = MN^{2} + MP^{2} = 7^{2} + 24^{2} = 49 + 576 = 625$

$ \Rightarrow  NP = \sqrt {625} = 25$

b) Từ $NP^{2} = MN^{2} + MP^{2}$

$\Rightarrow MP^{2} = NP^{2} ‒ MN^{2} = 29^{2} ‒ 20^{2} = 441$

$\Rightarrow MP = \sqrt{441} = 21$

c) Từ $NP^{2} = MN^{2} + MP^{2}$, 

$\Rightarrow MN^{2} = NP^{2} ‒ MP^{2} = 61^{2} ‒ 11^{2} = 3600$

$\Rightarrow MN = \sqrt {3600} =60$

Bài 2 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST: Chứng minh tam giác EFG vuông trong các trường hợp sau:

a) FG = 12, EF = 35, EG = 37;

b) FG = 85, EF = 77, EG = 36;

c) FG = 12, EF = 13, EG = 5.

Giải 

a) Ta có $EG^{2} = 37^{2} = 1 369$ và $EF^{2} + FG^{2} = 35^{2} + 12^{2} = 1 369$.

Suy ra tam giác EFG vuông tại F (định lí Pythagore đảo).

b) Ta có $FG^{2} = 85^{2} = 7 225$ và $EF^{2} + EG^{2} = 77^{2} + 36^{2} =7 225$.

Suy ra tam giác EFG vuông tại E (định lí Pythagore đảo).

c) Ta có $EF^{2} = 13^{2} = 169$ và $EG{2} + FG^{2} = 12^{2} + 5^{2} = 169$.

Suy ra tam giác EFG vuông tại G (định lí Pythagore đảo).

Bài 3 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST: Tính chiều cao BH của tam giác ABC cân tại B (Hình 5), biết AB = 9 cm và AC = 4 cm.

Bài 3 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST:

Giải

Tam giác ABC cân tại B nên đường cao BH cũng là đường trung tuyến.

$\Rightarrow AH =\frac{AC}{2} = \frac{4}{2} = 2 cm$

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABH vuông tại H, ta có:

$AB^{2} = AH^{2} + BH^{2}$

Suy ra $BH^{2} = AB^{2} – AH^{2} = 9^{2} – 2^{2} = 77$

Do đó $BH= \sqrt{77} cm $.

Bài 4 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST: Tính độ dài x trong Hình 6.

Bài 4 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST:

Giải

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác BCD vuông tại C, ta có:

$BD^{2} = BC^{2} + CD^{2}$

Suy ra: $BC^{2} = BD^{2} ‒ CD^{2} = 19^{2} ‒ 13^{2} = 192$.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

$BC^{2} = AB^{2} + AC^{2}$

Suy ra: $AB^{2} = BC^{2} ‒ AC^{2} = 192 ‒ 5^{2} = 167$

Do đó $AB = x - \sqrt{167}$.

Bài 5 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST: Tính độ dài các cạnh chưa biết của tam giác vuông sau:

Bài 5 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST:

Giải

Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông ta có:

a) $x^{2} = 1,3^{2} + 1,7^{2} = 4,58$

$ \Rightarrow x = \sqrt{4,58} \approx 2,1$

b) $51^{2} = 35^{2} + x^{2}$

Suy ra $x^{2} = 51^{2} – 35^{2} = 1376$.

Do đó $x = \sqrt{1376} \approx  37$

c) $x^{2} = 19^{2} + 9^{2} = 44^{2}$.

Suy ra $x = \sqrt{442} \approx 21$

Bài 6 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST: Tìm tam giác vuông trong các tam giác sau:

Bài 6 trang 52 SBT Toán 8 tập 1 CTST:

Giải

a) Vì $41^{2} = 1681 ≠ 1664 = 40^{2} + 8^{2}$ nên Hình 8a không là tam giác vuông.

b) Vì $65^{2} = 4225 = 52^{2} + 39^{2}$ nên theo định lí Pythagore thì Hình 8b là tam giác vuông.

c) Vì $65^{2} = 4225 ≠ 4148 = 58^{2} + 28^{2}$ nên Hình 8c không là tam giác vuông.

Bài 7 trang 53 SBT Toán 8 tập 1 CTST: Tính khoảng cách x từ đầu thang đến chân tường (Hình 9).

Bài 7 trang 53 SBT Toán 8 tập 1 CTST:

Giải

Khoảng cách x từ đầu thang đến chân tường bằng độ dài cạnh góc vuông trong tam giác vuông nên áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông ta có:

$9^{2} = x^{2} + 5^{2}$, suy ra $x = \sqrt{9^{2} - 1,5^{2}} \approx 8,9 (m)$

Bài 8 trang 53 SBT Toán 8 tập 1 CTST: Một máy bay đang ở độ cao 5,2 km. Khoảng cách từ hình chiếu vuông góc của máy bay xuống mặt đất đến vị trí A của sân bay là 10,2 km (Hình 10). Tính khoảng cách từ vị trí máy bay đến vị trí A của sân bay.

Bài 8 trang 53 SBT Toán 8 tập 1 CTST:

Giải

Bài 8 trang 53 SBT Toán 8 tập 1 CTST:1

Gọi khoảng cách từ vị trí máy bay đến vị trí A của sân bay là x(km) (x > 0).

Khoảng cách từ vị trí máy bay đến vị trí A của sân bay là độ dài cạnh huyền trong tam giác vuông nên áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông ta có:

$x^{2} = \sqrt{5,2^{2} + 10,2^{2}} \approx 11,4$

Vậy khoảng cách từ vị trí máy bay đến vị trí A của sân bay là khoảng 11,4 km.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 8 tập 1 sách Chân trời, Giải SBT toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo bài 1 Định lí Pythagore, hình chóp tứ giác đều, Giải SBT toán 8 Chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác