Giải chi tiết tiếng việt 4 chân trời bài 8: Mùa thu

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Mùa thu. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Nghe một đoạn lời bài hát "Mùa thu ngày khai trường"

nghe một đọa bài mùa thu ngày khai trường

Trả lời: 

Học sinh tự nghe.

 

Câu 2: Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe đoạn lời bài hát.

Trả lời:

Em cảm thấy hào hứng và hân hoan sau khi nghe đoạn lời hát, gợi lên cho em cảm xúc vào mùa tựu trường - ngày mà em cùng các bạn cùng nhau chuẩn bị cặp sách, sách vở,... để chào đón kì học mới, năm học mới.

 

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Mùa thu - Huỳnh Thị Thu Hương

 

Câu 1: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh nào?

Trả lời: 

Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu qua những chi tiết hình ảnh và âm thanh: 

  • Hình ảnh: 

    • Những khu vườn đầy lá vàng xao động

    • Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ

  • Âm thanh: Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

 

Câu 2: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng.

Trả lời: 

Vẻ đẹp của vầng trăng được miêu tả bằng những từ ngữ: mảnh trăng nhẹ tênh, mong manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu.

 

Câu 3: Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng "như quen, như lạ"?

Trả lời: 

Con đường làng vào mùa thu bỗng "như quen, như lạ" bởi vì tiết trời mùa thu trong xanh dịu nhẹ khiến cảnh vật xung quanh dường như cũng trở nên sống động và đặc  biệt hơn.

 

Câu 4: Cách tả hoa, lá mùa thu có gì đặc biệt?

Trả lời: 

Hoa lá mùa lá được miêu tả khá tinh tế với những hình ảnh sống động, mô tả cảnh sắc mùa thu đầy màu sắc và hương thơm dịu nhẹ. Tác giả sử dụng các từ láy để tả hoa lá, cảnh sắc mùa thu để gợi lên hình ảnh sinh động, giúp người đọc có thể hình dung được cảnh sắc mùa thu trước mắt một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một loạt động từ miêu tả âm thanh như "xao động", "tíu tít", líu lo", ...  tạo nên bức tranh mùa thu trong bài thơ trở nên sống động hơn.

 

Câu 5: Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài?

Trả lời: 

Đoạn văn miêu tả mỗi cảnh vật đều tràn đầy sức sống, sinh động vào mùa thu. Nhưng em thích nhất là đoạn thứ hai tả giọt sương, giọt mưa và gió mùa thu. Những câu văn gợi ra trước mắt em về hình ảnh một buổi sáng sớm mai ta thức dậy, màn sương bảng lảng tan. Những giọt sương đêm còn long lanh đọng trên ngọn cỏ nhẹ nhàng như bàn chân ai khẽ nhón trên lá khô. Và chiều chiều khi nắng buông trên từng vạt áo, gió thu lại xào xạc thổi cuốn theo những chiếc lá vàng.

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ "Đoàn kết"

 

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “đoàn kết”?

  • Làm cho các phần rời nhau nối liền, gắn liền lại với nhau.

  • Gắn bó về tình nghĩa, coi nhau như người thân.

  • Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.

  • Chính thức công nhận là một thành viên của một tổ chức, đoàn thể.

Trả lời: 

Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.

 

Câu 2: Tìm 2 - 3 từ có trái nghĩa với từ đoàn kết.

Trả lời:

Bất hòa, chia rẽ, mâu thuẫn

 

Câu 3: Xếp các từ sau vào hai nhóm:

 Xếp các từ sau vào hai nhóm:

Trả lời: 

Từ chứa tiếng “kết” có nghĩa là gắn bó: đoàn kết, gắn kết, kết nghĩa, kết bạn, kết hợp.

Từ chứa tiếng “kết” có nghĩa là sau cùng, cuối cùng: kết quả, sơ kết, kết thúc, chung kết, tổng kết

 

Câu 4: Đặt 1 - 2 câu với từ ngữ chứa tiếng “kết” là “gắn bó”.

Trả lời: 

Anh em một nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.

Bạn bè phải luôn gắn kết, giúp đỡ nhau.

 

Câu 5: Mỗi câu dưới dây khuyên chúng ta điều gì?

a. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Tục ngữ

b. Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Ca dao

c. Một ngôi sao chẳng sáng đêm,

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.

Tố Hữu

Trả lời: 

a. "Tàu" chỉ mán đựng thức ăn trong chuồng ngựa. Ngựa là loại động vật phải lao động nặng, có nhu cầu sử dụng lương thực nhiều. Nhưng khi "một con ngựa đau" mà "cả tàu bỏ cỏ" => cho thấy cả đàn ngựa cũng buồn bã, không thiết tha đến việc ăn uống, không để ý đến sức khỏe của chính bản thân mình. 

=> Do vậy, câu tục ngữ mang hàm ý rất sâu sắc, khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên. Câu tục ngữ này đã phản ánh đời sống tinh thần tình cảm, biết quan tâm, chia sẻ những buồn vui nỗi buồn của người Việt Nam.

b. 

  • "Một cây": số ít. 

  • "Ba cây": số nhiều. 

=> Ý cả câu tục ngữ khuyên nhủ con người nên sống đoàn kết với nhau để tạo nên khối sức mạnh to lớn.

Đoàn kết: là việc con người cùng chung sống hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy. Hơn nữa, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn.

c. Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống đoàn kết, sống để yêu thương, dâng hiến; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.

 

PHẦN VIẾT

Viết đơn

 

Câu 1: Đọc "Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc" và hoàn thành sơ đồ sau:

A paper with text and a picture of a bird

Description automatically generated with medium confidence

A screen shot of a diagram

Description automatically generated

Trả lời: 

Đơn xin cấp thẻ bạn đọc:

  • Phần đầu:

    • Quốc hiệu - Tiêu ngữ

    • Địa điểm, thời gian làm đơn

    • Tên lá đơn

  • Phần nội dung:

    • Kính gửi

    • Tên người viết đơn

    • Ngày tháng năm sinh

    • Nơi ở

    • Lí do viết đơn

    • Lời cam kết

  • Phần cuối:

    • Lời cảm ơn

    • Kí tên

 

Câu 2: Nhận xét về cách trình bày các nội dung trong "Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc".

Trả lời: 

Phần Quốc hiệu - Tiêu ngữ viết căn giữa dòng

Phần Địa điểm, ngày tháng năm làm đơn viết lùi sang lề phải

Phần Tên lá đơn viết căn giữa dòng

Phần Kính gửi viết căn giữa dòng

Phần Tên người viết đơn, ngày tháng năm sinh, nơi ở, lí do viết đơn, lời cam kết lùi vào một ô.

Phần lời cảm ơn lùi vào 1 ô

Kí tên lùi sang lề phải viết căn giữa

 

Câu 3: Viết đơn gửi thầy cô giáo lớp em để xin nghỉ học dựa vào gợi ý:

Gợi ý:

1. Em nên viết những thông tin cá nhân gì trong "Đơn xin nghỉ học"?

2. Lí do em nghỉ học là gì?

3. Em sẽ hứa những gì khi thầy cô đồng ý cho em nghỉ học?

Gợi ý: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP HCM, ngày 17 tháng 11 năm 2023

ĐƠN XIN NGHỈ HỌC

Kính gửi:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp: 4B

- Giáo viên bộ môn 

Em tên là: Nguyễn Ngọc Hiền. Học sinh lớp 4B

Trường Tiểu học Chu Văn An

Hôm nay, em làm đơn này để xin phép thầy/cô cho em nghỉ học ngày 26/11/2023

Lý do: Em có lịch khám với bác sĩ nên không thể đi học được.

Em xin hứa sẽ ghi chép bài, học bài và làm bài tập đầy đủ. Rất mong nhận được sự chấp thuận của quý Thầy/Cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến của phụ huynh

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2022

Người viết đơn

Hiền

Nguyễn Ngọc Hiền

 

Câu 4: Trao đổi trong nhóm, nghe bạn nhận xét và chỉnh sửa bài viết.

Trả lời:

Học sinh tự nhận xét bài viết của mình.

 

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Ghi vào sổ tay 3 - 5 từ ngữ hoặc thành ngữ mà em biết sau khi học chủ điểm "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ".

Trả lời: 

3 - 5 từ ngữ hoặc thành ngữ mà em biết sau khi học chủ điểm "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ":

Thành ngữ

  • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 

  • Đen như gỗ mun

  • Trắng như tuyết

  • Vàng như nghệ

 

Câu 2: Trang trí sổ tay em vừa viết.

Trả lời: 

 

Học sinh tự trang trí.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác