Giải chi tiết tiếng việt 4 chân trời bài 4: Cây táo đã nảy mầm

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Cây táo đã nảy mầm. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Tưởng tượng mình là người làm vườn, chia sẻ cảm xúc của em khi:

* Hạt giống nảy mầm

* Cây lên xanh tốt

* Cây ra hoa, kết quả

Trả lời: 

Cảm xúc của em khi: 

* Khi hạt giống nảy mầm, em cảm thấy vui rạo rực với việc sắp thấy những bước đầu của đời sống bí ẩn đã được gieo mầm trong đất. 

* Khi cây lên xanh tốt, em có sự hạnh phúc và hồi hộp. Em cảm thấy thỏa sức và hài lòng khi nhìn thấy cây phát triển, hồi hộp khi ngóng đợi thành quả của bản thân.

* Khi cây ra hoa, kết quả, em cảm thấy vô cùng thỏa mãn và nóng lòng muốn thưởng thức thành quả do bản thân tạo ra.

 

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Cây táo đã nảy mầm - Trương Huỳnh Như Trân

 

Câu 1: Cô bé ao ước điều gì khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công?

Trả lời: 

Cô bé ao ước sẽ mọc lên một cây táo khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công

 

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo sẽ nảy mầm?

Trả lời: 

Hình ảnh cô bé rất hi vọng hạt táo sẽ nảy mầm được thể hiện qua những chi tiết:

  • Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày với niềm tin chắc chắn rằng ở đó sẽ mọc lên một cây táo.

  • Khi một tuần trôi qua mà không có cây nào mọc lên, cô bé vẫn không thôi mơ mộng về một cây táo có hoa trắng và chùm qyar xanh xuất hiện ở ban công nhà mình.

  • Mỗi sáng cô bé thì thầm trước chậu đất: "Hạt táo đang ngủ, mình sẽ tưới nước mỗi ngày để hạt táo thức dậy".

 

Câu 3: Lời nói của cô bé khi táo nảy mầm nói lên điều gì?

Tìm các đáp án đúng:

  • Cô bé luôn mong chờ cây táo nảy mầm

  • Cô bé rất vui mừng khi hạt táo nảy mầm

  • Cô bé coi cây táo như một người bạn

  • Cô bé mong cây táo mau ra hoa, kết quả

Trả lời: 

Đáp án đúng:

  • Cô bé luôn mong chờ cây táo nảy mầm

  • Cô bé rất vui mừng khi hạt táo nảy mầm

  • Cô bé coi cây táo như một người bạn

 

Câu 4: Hình ảnh cây táo trong tưởng tượng của cô bé có gì đẹp?

Trả lời: 

Hình ảnh cây táo trong tưởng tượng cô bé: cây táo sẽ lớn lên, sẽ cho những chùm táo trắng muốt, những trái táo nặng trĩu cành...

 

Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc.

Trả lời: 

Tên khác cho bài đọc: Cô bé và hạt táo.

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về nhân hóa

 

Câu 1: Đọc các đoạn vè, đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Hay nhặt lân la

Là bà chim sẻ

Có tình có nghĩa

Là mẹ chim sâu

Giục hè đến mau

Là cô tu hú

Nhấp nhem buồn ngủ

Là bác cú mèo...

Vè dân gian

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào: -"Kia anh bạn!

Lại gặp anh ở đây!"

Phạm Hổ

a. Tìm các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?

b. Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Trả lời: 

a. 

Sự vật được nhân hoá

Cách nhân hoá

Chim sẻ, chím sâu, tu hú, cú mèo

 

 Mặt trời, bò

Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật

Dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.

Dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.

 

b. Em thích bác cú mèo nhất, vì trong bài vè, hình ảnh của bác hiện lên rất ngộ nghĩnh, hài hước, lúc nào cũng gật gù buồn ngủ.

 

Câu 2: Sử dụng biện pháp nhân hóa, thay * bằng lời nói của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây:

Sáng sớm, tôi ra vườn. Những bông hoa vẫy tay chào đón tôi:

-*

Tôi mỉm cười đáp lại:

-*

Trả lời: 

Sáng sớm, tôi ra vườn. Những bông hoa vẫy tay chào đón tôi:

- Chào cô chủ của chúng tôi!

Tôi mỉm cười đáp lại:

- Cảm ơn các bạn!

 

Câu 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết 3 - 4 câu ghi lại lời tự giới thiệu của một đồ vật.

Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết 3 - 4 câu ghi lại lời tự giới thiệu của một đồ vật.

Gợi ý: 

Mình là chiếc bút chì. Mình có chiếc áo khoác màu vàng trên cơ thể. Mình cao khoảng một gang tay. Bên trong mình có màu xám.  Cơ thể bên ngoài mình làm bằng gỗ. Mình có một người bạn đồng hành là một cục tẩy bé. Mình đã giúp các bạn nhỏ vẽ được nhiều bức tranh đẹp.

 

PHẦN VIẾT

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

 

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

    Trong nhà, bố là người gần gũi với em nhất. Những ngày em còn nhỏ, sau giờ làm, bố thường đọc truyện cho em nghe hoặc cùng em vẽ tranh, xếp hình. Khi em lớn hơn một chút, cuối tuần nào bố cũng đưa đi chơi. Khi thì hai bố con đi nhà sách, khi thì đi thăm vườn thú, lúc lại ra ngoại ô. Năm lên bảy tuổi, bố tặng em một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng, điểm hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi. Bố nói rằng bố mong tiếng cười của em mãi trong trẻo như tiếng chuông ngân rung trong gió. Mỗi lần em tự tay làm tặng bố một món quà hay một tấm thiệp xinh xắn, bố vui lắm. Bố ôm em và nở một nụ cười thật tươi. Em luôn mong bố mạnh khỏe để hai bố con có thêm thật nhiều chuyến đi thú vị.

Nguyên Linh

a. Câu văn đầu tiên khẳng định điều gì?

b. Tìm các việc làm:

- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố với bạn nhỏ.

- Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố.

c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

Trả lời: 

a. Câu văn đầu tiên khẳng định trong nhà, bố là người gần gũi nhất với bạn nhỏ.

b. Các việc làm:

- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố với bạn nhỏ:

  • đọc truyện cho bạn nhỏ nghe, cùng bạn nhỏ vẽ tranh, xếp hình.

  • dẫn bạn nhỏ đi nhà sách, thăm vườn thú, ra ngoại ô.

  • tặng bạn nhỏ một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng,...

  • luôn mong bạn nhỏ có tiếng cười trong trẻo

- Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố: tự tay làm tặng bố một món quà, một tấm thiệp xinh xắn, mong bố luôn mạnh khỏe.

c. Câu cuối đoạn văn bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bạn nhỏ với bố. 

 

Câu 2: Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết dựa vào gợi ý:

* Giới thiệu người gần gũi, thân thiết:

- Tên

- Mối quan hệ với em

- ?

* Tình cảm, cảm xúc của em:

- Kể về những lời nói, việc làm,...

  • Chăm sóc

  • Dạy dỗ

  • ?

- Kể về những lời nói, việc làm của em đối với người đó:

  • Quan tâm

  • Chăm sóc

  • ?

Lưu ý: Nói về cảm xúc của em khi nhận được sự chăm sóc và khi làm những việc thể hiện sự quan tâm với người đó.

* Mong ước cho người đó:

- Sức khỏe

- Niềm vui

- ?

Gợi ý: 

Đối với mỗi học sinh, thầy cô giáo là những người gần gũi nhất. Em rất yêu quý và kính trọng cô Minh Phương. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Cô có vẻ đẹp hiền hậu, hiền từ. Cô có giọng nói ấm áp, trong trẻo. Vì thế, em luôn chăm chú nghe giảng. Những bài dạy của cô thật hay và bổ ích. Em mong cô sẽ thật khỏe mạnh để tiếp tục con đường chèo tri thức gặt nhiều thành công.

 

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Nói ý nghĩa của việc làm trong các bức tranh dưới đây:

Nói ý nghĩa của việc làm trong các bức tranh dưới đây:

Trả lời: 

Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, hợp tác nhưng cũng mang tính cạnh tranh khi tranh luận về một vấn đề gì đó. Nhờ đó các thành viên trong nhóm sẽ có thể tư duy nhanh hơn, có khả năng phản biện và sáng tạo. 

Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại nhiều lợi ích như: cung cấp thức ăn cho các sinh vật, cân bằng hàm lượng khí CO2 và Oxy trong không khí, làm sạch không khí, …Bảo vệ cây xanh chính là bảo vệ cuộc sống của chính con người.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác