Giải chi tiết tiếng việt 4 chân trời bài 7: Sắc màu

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Sắc màu. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Quan sát, trao đổi về màu sắc trong bức tranh của bài đọc

Trả lời: 

Bức tranh được vẽ bằng nhiều màu sắc, đó là sắc màu của thiên nhiên hòa trộn bởi màu xanh lam, màu hồng, màu nâu, màu tím, màu xanh da trời... Tất cả tao nên khung cảnh tuyệt đẹp, hài hòa về màu sắc.

 

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

  1. Đọc bài thơ: Sắc màu - Bảo Ngọc

 

Câu 1: Cách bạn nhỏ chọn sắc màu để đưa vào tranh có gì thú vị?

  • Màu đỏ

  • Màu xanh

  • Màu tím

  • Màu nâu

Trả lời:

Bạn nhỏ chọn sắc màu để đưa vào tranh thú vị bằng cách:

  • Màu đỏ: 

Màu đỏ cánh hoa hồng

Nhuộm bừng cho đôi má

  • Màu xanh:

Còn màu xanh biếc lá

làm mát những rặng cây

  • Màu tím:

Còn chiếc áo tím này

Tặng hoàng hôn sẫm tối

  • Màu nâu:

Màu nâu này biết không

Từ đại ngàn xa thẳm

 

Câu 2: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay?

Trả lời: 

Trong khổ thơ 2 mỗi sự vật được diễn tả qua những từ ngữ, hình ảnh:

  • Bình minh treo trên cây

  • Thả nắng váng xuống đất

  • Gió mang theo hương ngát

  • Cho ong giỏ mật đầy.

=> Cách miêu tả như vậy làm cho lời thơ thêm sống động, làm cho khung cảnh trở nên có hồn, tràn đầy sức sống.

 

Câu 3: Vì sao bạn nhỏ nói: "Riêng đêm như màu mực/Để thắp sao trên trời"?

Trả lời: 

Bạn nhỏ nói: "Riêng đêm như màu mực/Để thắp sao trên trời" có nghĩa là: màu mực là màu đen, màu đen làm phông nền cho màu trắng nổi bật.

 

Câu 4: Em hiểu khổ thơ cuối bài nói gì?

Trả lời: 

     Khổ thơ cuối bài vừa miêu tả sự đa dạng, phong phú của sắc màu, nhiều sắc màu đến nỗi không kể hết, vừa nói lên sự hi sinh, vất vả của mẹ vì con. Vì yêu thương con mà tóc mẹ dần bạc đi, vì con mà tóc mẹ sương rơi. Sự hi sinh thầm lặng vô bờ của mẹ, tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con không thể nào đong đếm được, diễn tả bằng lời được.

 

  1. Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách 

Chủ điểm Tuổi nhỏ làm việc nhỏ


a. Tìm đọc một bản tin viết về:

  • Thiếu nhi vượt khó

  • Thiếu nhi dũng cảm

  • Thiếu nhi tài năng

Trả lời: 

Bản tin về thiếu nhi dũng cảm:

     Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, anh phát hiện có quân Pháp tới trong lúc các cán bộ đang họp, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Tuy nhiên anh không may mắn và đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

 

b. Ghi chép những thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách,

  • Tên bản tin

  • Tên nhân vật

  • Tình huống

  • Cách giải quyết

  • ?

Trả lời: 

Tên bản tin: Kim Đồng - cậu bé đưa thư dũng cảm

Tên nhân vật: Kim Đồng

Tình huống:  Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới

Cách giải quyết: anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn.

Kết quả: Kim Đồng đã anh dũng hy sinh.

 

c. Cùng bạn chia sẻ:

  • Bản tin đọc sách

  • Nhật kí đọc sách

  • Suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều em học được từ các bạn thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin.

Trả lời:

Em tự chia sẻ với bản của mình.

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về động từ

 

Câu 1: Tìm động từ trong đoạn vè và đoạn thơ dưới đây:

a. Hôm qua em tới trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em tới lớp.

 

Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như tiếng mẹ.

Minh Chính

b. Hay chạy lon xon

Là gà mới nở

Vừa đi vừa nhảy

Là em sáo xinh

Hay nói linh tinh

Là con liếu điếu

Hay nghịch hay tếu

Là cậu chìa vôi

Hay chao đớp mồi

Là chim chèo bẻo.

Vè dân gian

Trả lời: 

Các động từ có trong đoạn vè và đoạn thơ trên:

a. tới, dắt, lên, đi, reo, chảy, thì thào.

b. chạy, nở, đi, nhảy, nói, nghịch, tếu, chao, đớp mồi

 

Câu 2: Thay mỗi *trong đoạn văn sau bằng một động từ phù hợp trong khung

      Cuộc sống quê tô gắn bó với cây cọ. Cha * cho tôi chiếc chổi cọ để * nhà. quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để * mùa sau. Chị tôi * nón lá cọ, ại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều, chăn trâu, chúng tôi * nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, * vừa béo vừa bùi. 

Theo Nguyễn Thái Vận

Trả lời: 

Cuộc sống quê tô gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà. quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, ại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều, chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. 

 

Câu 3: Đặt 2 - 3 câu về một hoạt động vui chơi mà em thích.

Trả lời: 

Vào lúc chiều tan học, em ở lại trường chơi bóng đá với các bạn. Chúng em chia thành hai đội, mỗi đội gồm sáu bạn, và có một bạn đứng ra làm trọng tài. Sau khi chia vị trí đá, chúng em bắt đầu chơi. Sau một hồi hăng say chạy, chuyền bóng, sút bóng, chúng em vui vẻ ra về.

 

PHẦN VIẾT

Viết bài văn kể chuyện

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người.

 

Câu 1: Viết bài văn dựa vào gợi ý:

Mở bài: 

Em chọn mở bài bằng cách nào?

  • Mở bài trực tiếp: Giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm,... diễn ra câu chuyện.

  • Mở bài gián tiếp: Dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan.

Thân bài:

Em chọn kể câu chuyện theo trình tự nào?

  • Kể lại từng sự việc theo trình tự thời gian.

  • Kể lại từng sự việc gắn với những địa điểm, tình huống khác nhau.

  • Lưu ý: Tập trung kể sự việc chính, thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của nhân vật.

Kết bài:

Em chọn kết bài theo cách nào?

  1. Kết bài không mở rộng: Nêu kết thúc của câu chuyện

  2. Kết bài mở rộng: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi nêu kết thúc câu chuyện.

Trả lời: 

       Khi ai hỏi em về một tấm gương dũng cảm, em sẽ nhớ ngay đến bác Hải - người hàng xóm đáng kính của mình. Bác Hải là một công an tổ trưởng xóm em. Khu xóm của em văn minh, trật tự và an toàn đều có sự đóng góp, xây dựng của bác. Một ngày nọ, khi bác ấy đang trên đường về nhà sau khi làm việc, thì bắt gặp cảnh tượng một người đàn ông hung dữ đang cố tình đánh đập một em nhỏ. Thế là, bác Hải liền dừng xe chạy lại can ngăn. Tuy người đàn ông kia đang say rượu và hung dữ vô cùng nhưng bác ấy không hề chùn bước. Bác Hải tiến lại từ đằng sau, cầm tay người đàn ông hung dữ và kéo đứa bé ra xa phía sau bác. Rồi bác Hải đè hắn xuống đất, khống chế hắn. Lúc này, mọi người xung quanh cũng liền chạy lại, giúp bác đưa người đàn ông say rượu về nhà. Hành động dũng cảm của bác Hải hôm đó làm em khâm phục và ngưỡng mộ vô cùng. 

 

Câu 2: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.

Gợi ý:

  • Mở bài và kết bài

  • Trình tự các sự việc

  • Từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống

  • Đặc điểm, lời nói, suy nghĩ, hành động,... của nhân vật

  • Chính tả

  • ?

Trả lời: 

Học sinh tự chỉnh sửa bài viết của mình.

 

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Thi tìm thành ngữ nói về màu sắc.

 Thi tìm thành ngữ nói về màu sắc.

Trả lời: 

Đen như mực.

Trắng như tuyết.

Giấy trắng mực đen.

Đen như gỗ mun.

Vàng như nghệ.

Xanh như tàu lá chuối.

 

Câu 2: Đặt 1 - 2 câu với một thành ngữ tìm được

Trả lời: 

Con mèo mướp nhà em có bộ lông trắng như tuyết.

 

Mẹ em có đôi mắt trong veo như bồ câu.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác