Tắt QC

Giải bài 16: Hợp chất của cacbon

Bài học này trình bày nội dung: Hợp chất của cacbon. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, Tech12h sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.

A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CACBON MONOOXIT (CO)

I.Tính chất vật lí

  • Cacbon monooxit là chất khí, không màu, không mùi, không vị,độc, hơi nhẹ hơn không khí, tan rất ít trong nước
  • Thl : - 191,5oC        Thr : - 205,2oC

II.Tính chất hoá học

1.Cacbon monooxit là oxit không tạo muối (oxit trung tính)

  • Không tác dụng với nước, axit và dd kiềm ở điều kiện thường.

2.Tính khử

  • Khí CO cháy với ngọn lửa màu lam nhạt và toả nhiều nhiệt.

CO   +   O2  →(to)  CO2

  • Khử oxi kim loại

CO    +  Fe2O3   →(to)   CO2  + Fe

III.Điều Chế

1.Trong phòng thí nghiệm

Bài 16: Hợp chất của cacbon

2. Trong công nghiệp

  • PP khí than ướt: Cho hơi H2O qua than nóng đỏ.

Bài 16: Hợp chất của cacbon

  • PP khí lò gas:

CO2  +  C   →(to)   2CO.

CACBON ĐIOXIT (CO2)

I. Tính chất vật lí

  • Cacbon đi oxit là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí, tan ít trong nước
  • CO2 là chất gây lên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.

II. Tính chất hoá học

  • CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất =>dùng để dập tắt đám cháy
  • CO2 là oxit axit tác dụng với nước tạo axit 2 nấc rất yếu và kém bền.

Bài 16: Hợp chất của cacbon

III.Điều Chế

1.Trong phòng thí nghiệm

CaCO3  + HCl    →    CO2↑  + CaCl2  + H2O

2. Trong công nghiệp

  • Đốt cháy hoàn toàn than, dầu mỏ, khí thiên nhiên trong O2 hoặc KK.
  • Từ qúa trình nung vôi, lên men, nguồn tự nhiên

AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT

I.Axit cacbonic

  • Là một axit yếu, kém bền.

Bài 16: Hợp chất của cacbon

Bài 16: Hợp chất của cacbon

=>Axit cacbonat tạo ra 2 muối: muối hiđro cacbonat (HCO3-) và muối cacbonat (CO32-).

II.Muối Cacbonat

1.Tính chất

  • Tính tan: Muối của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hiđrocaconat dễ tan trong nước. Còn lại không tan
  • Tác dụng với axit tạo khí  CO2. Ví dụ

NaHCO3  +   HCl   →   CO2↑ + H2O + NaCl

HCO3-   +   H+  →   CO2↑ + H2O

  • Muối hidro cacbonat tác dụng với dd kiềm.Ví dụ

NaHCO3  +  NaOH →    Na2CO3  +  H2O

HCO3-  + OH-   →  H2O

  • Phản ứng nhiệt phân.Ví dụ:

CaCO3  →(to)   CaO   +  CO2

NaHCO3    →(to)   Na2CO3   +  CO2↑ + H2O

    • Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân trừ muối của kiềm
    • Muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân

2.Ứng dụng

  • CaCO3: sản xuất vôi, chất độn
  • Na2CO3: Dùng CN thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt
  • NaHCO3: CN thực phẩm, dược phẩm

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác