Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây xoài thuộc loại rễ nào?

A. Rễ cọc.

B. Rễ chùm.

C. Rễ địa sinh

D. Rễ khí sinh.

Câu 2 (0,25 điểm). Quả xoài chín thường có màu

A. xanh.

B. đỏ.

C. vàng.

D. đen.

Câu 3 (0,25 điểm). Cây xoài thuộc loại cây

A. ưa bóng.

B. ưa sáng.

C. ưa bóng hoặc ưa sáng phụ thuộc vào giống xoài.

D. ưa bóng hoặc ưa sáng phụ thuộc vào môi trường.

Câu 4 (0,25 điểm). Sầu riêng có tên khoa học là 

A. Dimocarpus longan Lour.

B. Mangifera Indica L

C. Durio zibethinus.

D. Nephelium lappaceum

Câu 5 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây Sầu riêng thuộc loại rễ nào?

A. Rễ cọc.

B. Rễ chùm.

C. Rễ địa sinh

D. Rễ khí sinh.

Câu 6 (0,25 điểm). Hoa sầu riêng nở vào thời điểm nào trong ngày?

A. Buổi trưa. 

B. Buổi sáng. 

C. Buổi chiều.

D. Đêm.

Câu 7 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để sầu riêng sinh trưởng và phát triển là 

A. 18 – 25oC.

B. 24 – 30oC.

C. 25 – 35oC.

D. 21 - 27oC.

Câu 8 (0,25 điểm). Cần duy trì độ ẩm cho cây sầu riêng từ 

A. 70 - 80%.

B. 70 - 90%.

C. 75 - 80%.

D. 50 - 60%.

Câu 9 (0,25 điểm Nhiệt độ cây xoài có thể sinh trưởng và phát triển bình thường là

A. 20oC.                                         

B. 14oC.

C. 60oC.                             

D. 25oC.

Câu 10 (0,25 điểm). Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên cây xoài là

A. vi khuẩn Xanthomonas campestris

B. nấm Oidium mangiferae

C. nấm Colletotrichum gloeosporioides

D. nấm Phytophthora sp.

Câu 11 (0,25 điểm). Thời kỳ cây cần hạn chế tưới nước là

A. giai đoạn sau thu hoạch.

B. giai đoạn bật các đợt mầm.

C. giai đoạn phân hóa mầm hoa.

D. giai đoạn dưỡng quả.

Câu 12 (0,25 điểm). Bón lót cho cây xoài sử dụng loại phân nào?

A. Phân hữu cơ.

B. Phân lân.

C. Phân hữu cơ và phân lân.

D. Không cần bón lót.

Câu 13 (0,25 điểm). Nhiệt độ nào dưới đây làm cho cây sầu riêng hạn chế sinh trưởng là

A. 25oC.                                         

B. 5oC.

C. 23oC.                             

D. 35oC.

Câu 14 (0,25 điểm). Kích thước mặt ụ để trồng cây sầu riêng là 

A. 50 - 60 cm.

B. 100 - 150 cm.

C. 70 - 80 cm.

D. 70 - 100 cm.

Câu 15 (0,25 điểm). Cây sầu riêng cần có độ pH đất bao nhiêu để phát triển tốt?

  1. pH từ 4,5 đến 5,5, đất chua.

  2. pH từ 6,5 đến 7,5, đất trung tính đến hơi kiềm.

  3. pH từ 8,0 đến 9,0, đất kiềm mạnh.

  4. pH từ 5,0 đến 6,0, đất hơi axit.

Câu 16 (0,25 điểm). Khi trồng cây sầu riêng, khoảng cách giữa các cây thường được khuyến nghị là bao nhiêu?

  1. 2 - 3m giữa các cây để tối ưu hóa năng suất.

  2. 6 - 8m giữa các cây để cây có không gian phát triển tốt.

  3. 8 - 10m giữa các cây để cây phát triển tán rộng và thông thoáng. 

  4. 12 - 15m giữa các cây để tránh sự cạnh tranh về ánh sáng.

Câu 17 (0,25 điểm). Cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện khí hậu nào?

  1. Cây sầu riêng phát triển mạnh trong khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 20°C.

  2. Cây sầu riêng phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ từ 25°C đến 35°C và độ ẩm cao. 

  3. Cây sầu riêng chỉ phát triển mạnh khi có khí hậu lạnh, dưới 15°C.

  4. Cây sầu riêng phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu khô nóng, không có mưa.

Câu 18 (0,25 điểm). Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để bón phân cho cây sầu riêng nhằm đảm bảo năng suất cao?

  1. Bón phân vào mùa mưa, khi cây bắt đầu ra hoa và đậu trái.

  2. Bón phân trước mùa ra hoa và sau khi thu hoạch trái để cây có thể phát triển mạnh. 

  3. Bón phân vào mùa khô, khi cây đã ra trái.

  4. Bón phân sau mỗi đợt mưa để cây nhanh chóng phục hồi.

Câu 19 (0,25 điểm). Loại sâu nào không gây nguy hại cho cây sầu riêng?

A. Bọ xít.

B. Rầy Phấn. 

C. Sâu đục thân.

D. Sâu đục quả.

Câu 20 (0,25 điểm). Khi trồng cây sầu riêng, điều kiện nào là cần thiết nhất?

  1. Đất luôn ngập nước.

  2. Đất có khả năng thoát nước tốt.

  3. Không cần ánh sáng, chỉ cần bóng râm.

  4. Trồng ở vùng lạnh dưới 150C.

Câu 21 (0,25 điểm). Loại sâu hại chính cho cây xoài là gì?

A. Rầy xanh, ruồi đục quả, rẹp, châu chấu.

B. Bọ cánh cứng, bọ dừa, sâu róm.

C. Kiến, bọ xít, bọ rùa.

D. Bọ ngựa, bọ dừa, sâu đục thân.

Câu 22 (0,25 điểm). Khoảng cách giữa hai lần phun KNO3 để kích thích ra quả ở cây xoài là

A. 2 ngày.

B. 5 ngày.

C. 12 ngày.

D. 7 ngày.

Câu 23 (0,25 điểm). Dấu hiệu khi cây bị bọ trĩ phá hoại trên cây xoài là gì?

A. Thịt quả có những đường hầm làm cho quả bị thối.

B. Hoa có màu nâu, khô, sau đó sẽ rụng.

C. Cảnh bị gãy hoặc chết cây.

D. Lá bị cong queo, hai mép cụp xuống, chồi non không phát triển được.

Câu 24 (0,25 điểm). ). Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để bón phân cho cây xoài giai đoạn sau khi thu hoạch?

  1. Ngay khi vừa thu hoạch xong, bất kể tình trạng cây.

  2. Khi cây bắt đầu ra lá non mới.

  3. Khi cây đang trong giai đoạn ngủ nghỉ (không phát triển).

  4. Khi cây bắt đầu ra hoa.

Câu 25 (0,25 điểm). Phương pháp nào không phù hợp khi cắt tỉa cây xoài để tăng năng suất?

  1. Chỉ cắt bỏ cành già cỗi, sâu bệnh.

  2. Tỉa cành đều đặn sau mỗi vụ thu hoạch.

  3. Chỉ cắt tỉa khi cây không ra hoa.

  4. Giữ lại các cành có khả năng cho trái tốt.

Câu 26 (0,25 điểm). Cho các phát biểu sau

  1. Vỏ quả trơn nhẵn.

  2. Vỏ quả nhiều gai

  3. Vỏ quả có các túi tinh dầu có mùi thơm đặc trưng.

  4. Thịt quả thường có màu đỏ.

  5. Có hình bầu dục 

Số phát biểu đúng về quả của cây sầu riêng:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 27 (0,25 điểm). Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây sầu riêng

Tech12h

A. Rầy phấn. 

B. Bọ trĩ. 

C. Sâu đục quả. 

D. Rệp sáp hại quả.

Câu 28 (0,25 điểm). Mục đích của việc cắt tỉa, tạo cành của thời kì kinh doanh cây sầu riêng là

  1. Tạo bộ khung tán khỏe 

  2. Loại bỏ các cành chết, cảnh bị tổn thương 

  3. Tạo tầng tán đầu tiên

  4. Tạo bộ khung phân bố đều 

  5. Cắt bớt các cành mọc chen chúc nhau 

  6. Tỉa bỏ những quả nhỏ dị hình hoặc bị nhiễm sâu bệnh 

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy mô tả kĩ thuật trồng cây xoài.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các dấu hiệu cho thấy cây sầu riêng bị thiếu dinh dưỡng.

         TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

          MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

A

C

B

C

A

D

B

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

C

D

B

C

C

B

D

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

B

C

B

B

A

B

A

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

D

D

B

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2,0 điểm)

Kĩ thuật trồng cây xoài:

- Thời vụ: Thời vụ trồng thích hợp là vụ xuân và vụ thu.

- Khoảng cách: Khoảng cách trồng trung bình là 3 m x 4 m; 5 m x 5 m; 6 m x 6 m; 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m tùy theo từng giống và kĩ thuật thâm canh.

- Chuẩn bị hố trồng: Đào hố bằng dụng cụ thích hợp. Hố trồng xoài có đường kính từ 80 cm đến 90 cm, sâu khoảng 40 – 50 cm. Lượng phân bón lót cho mỗi hố từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ và 1 kg phân lân. Trộn đều phần đất đã đào với toàn bộ lượng phân bón lót, sau đso lấp trở lại hố trồng. Cần lưu ý những vùng đất trũng phải đào mương liên tiếp hoặc đắp ụ cao, tránh ngập úng hỏng rễ xoài.

- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 cm đến 3 cm, dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cắm cọc chống và dùng cây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay. Dùng đất mặt vun vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo, gờ xung quanh cao hơn từ 20 cm đến 25 cm so với mặt vườn. Phủ gốc bằng xác thực vật khô, tưới nước giữ ấm thường xuyên.

 

Câu 2

(1,0 điểm)

Các dấu hiệu cho thấy cây sầu riêng bị thiếu dinh dưỡng: 

-   Lá vàng, nhất là ở mép lá: Khi cây thiếu đạm hoặc kali, lá sẽ chuyển màu vàng từ mép vào trong, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.

- Lá nhỏ, cành yếu và chậm phát triển: Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là lân, sẽ khiến cây sầu riêng phát triển chậm, lá và cành non trở nên nhỏ và yếu, không đủ sức để tạo ra nhiều hoa và quả.

- Quả nhỏ, kém chất lượng: Thiếu kali hoặc magiê có thể làm cho quả sầu riêng nhỏ lại, không đạt chất lượng như mong đợi, quả có thể dễ dàng rụng khi chưa trưởng thành.

-   Lá bị cháy đầu ngọn hoặc xoăn lại: Thiếu canxi hoặc magiê có thể gây hiện tượng lá bị cháy đầu ngọn hoặc xoăn lại, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác