Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
- KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Hoa sầu riêng được thụ phấn nhờ:
A. gió.
B. côn trùng.
C. tự thụ phấn.
D. sâu.
Câu 2 (0,25 điểm). Cây xoài thuộc loại cây:
A. ưa bóng.
B. ưa sáng.
C. ưa bóng hoặc ưa sáng phụ thuộc vào giống xoài.
D. ưa bóng hoặc ưa sáng phụ thuộc vào môi trường.
Câu 3 (0,25 điểm). Hoa sầu riêng nở vào thời điểm nào trong ngày?
A. Buổi trưa.
B. Buổi sáng.
C. Buổi chiều.
D. Đêm.
Câu 4 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây chuối thuộc loại rễ nào?
A. Rễ cọc.
B. Rễ chùm.
C. Rễ địa sinh
D. Rễ khí sinh.
Câu 5 (0,25 điểm). Chuối là loại thực vật ...................
A. thân leo.
B. thân thảo.
C. thân củ.
D. thân bò.
Câu 6 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm lá cây xoài?
A. Xoài thuộc nhóm cây xanh quanh năm, tán cây có hình bầu dục hoặc bán cầu.
B. Hình dạnh của lá tùy thuộc và giống, có thể hình mũi mác, thuôn dài hoặc hình trứng,...
C. Cây xoài có lá kép và sắp xếp theo hình xoắn ốc.
D. Lá non mới ra có màu đồng đỏ.
Câu 7 (0,25 điểm). Có bao nhiêu yêu cầu ngoại cảnh đối với cây xoài?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8 (0,25 điểm). Thời vụ thích hợp trồng xoài là:
A. vụ Xuân và vụ Thu.
B. vụ Hạ và vụ Thu.
C. vụ Thu.
D. vụ Đông và vụ Xuân.
Câu 9 (0,25 điểm). Việc chọn đất và làm đất có ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng của cây sầu riêng?
A. Giúp cây phát triển nhanh hơn và ra trái đều hơn.
B. Giảm chi phí phân bón và công chăm sóc.
C. Giúp cây chống chịu tốt hơn với sâu bệnh.
D. Tăng năng suất và chất lượng quả.
Câu 10 (0,25 điểm). Lượng nước ở phần thân giả của cây chuối là khoảng bao nhiêu?
A. 70%.
B. 50%.
C. 90%.
D. 80%.
Câu 11 (0,25 điểm). Cây xoài thường được nhân giống số lượng lớn bằng phương pháp nào để giữ được đặc điểm của cây mẹ?
A. Phương pháp giâm cành.
B. Phương pháp gieo hạt.
C. Phương pháp ghép cành.
D. Phương pháp giâm cành hoặc phương pháp gieo hạt.
Câu 12 (0,25 điểm). Lượng phân bón hữu cơ cần để bón lót cho cây chuối là bao nhiêu?
A. 1kg.
B. 100kg.
C. 15kg.
D. 121kg.
Câu 13 (0,25 điểm). Không bón thúc phân hữu cơ vào thời điểm nào?
A. Chuối vụ 1.
B. Chuối vụ 2.
C. Chuối vụ 3.
D. Chuối vụ 4.
Câu 14 (0,25 điểm). Yêu cầu ngoại cảnh nào sau đây là không đúng đối với kĩ thuật trồng cây sầu riêng?
A. Phát triển tốt ở nhiệt độ từ 400C đến 450C.
B. Nhu cầu nước lớn, ở những nơi có lượng mưa từ 4 000 mm/năm.
C. Độ ẩm không khí từ 75% đến 80%.
D. Đất trồng thích hợp nhất là đất thịt, thoát nước tốt.
Câu 15 (0,25 điểm). Không nên tưới nước cho cây xoài vào giai đoạn nào?
A. Nhú mầm hoa.
B. Trước khi ra hoa 2 – 3 tháng.
C. Phát đợt lộc mới.
D. Quả đang phát triển.
Câu 16 (0,25 điểm). Phát biểu nào không đúng khi mô tả đăch điểm thực vật học của cây sầu riêng?
A. Rễ sầu riêng là hệ rễ cọc.
B. Lá sầu riêng là lá kép, mọc so le.
C. Hoa sầu riêng có màu trắng, mọc thành chùm.
D. Quả sầu riêng có nhiều gai, vỏ cứng.
Câu 17 (0,25 điểm). Lượng nước cần tưới trong giai đoạn cây chuối trổ hoa là
A. 4 lít đến 5 lít/ cây/lần.
B. 40 lít đến 50 lít/ cây/lần.
C. 14 lít đến 15 lít/ cây/lần.
D. 20 lít đến 25 lít/ cây/lần.
Câu 18 (0,25 điểm). Trong quá trình chăm sóc, sầu riêng cần được tỉa cành không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tăng khả năng ra hoa, đậu trái.
B. Giảm mật độ cành, tăng thông thoáng.
C. Loại bỏ cành sâu bệnh, cành khô.
D. Tăng tuổi thọ cho cây.
Câu 19 (0,25 điểm). Loại phân bón cần thiết trong giai đoạn cây sầu riêng đang phát triển trái là:
A. Phân đạm (N).
B. Phân lân (P2O5).
C. Phân kali (K2O).
D. Phân hữu cơ.
Câu 20 (0,25 điểm). Vì sao cần tỉa cành và tạo tán cây xoài?
A. Để hãm chiều cao giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển cành lá và quả.
B. Để giảm sản lượng vụ sau.
C. Để tăng lượng sâu, bệnh hại.
D. Để tăng chiều cao cây.
Câu 21 (0,25 điểm). “Biện pháp tăng cường bón phân hữu cơ” thuộc nhóm biện pháp nào trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài?
A. Biện pháp cơ giới.
B. Biện pháp canh tác.
C. Biện pháp sinh học.
D. Biện pháp hóa học.
Câu 22 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nêu đầy đủ lợi ích khi áp dụng kĩ thuật tỉa cành và tạo tán cho cây xoài?
A. Giúp tỉa bớt cành lá.
B. Làm cho cây giảm phần lá che phủ lẫn nhau.
C. Làm cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành.
D. Làm cho cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới, giảm sâu, bệnh.
Câu 23 (0,25 điểm). Sâu non sâu đục thân thường sống ở đâu trên cây chuối?
A. Rễ.
B. Thân già.
C. Lá.
D. Quả.
Câu 24 (0,25 điểm). Nếu sinh trưởng ở điều kiện có cường độ ánh sáng thấp sẽ gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của cây chuối?
A. Lá bị rám.
B. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, đẻ ít chồi hơn.
C. Rễ phát triển.
D. Kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, đẻ ít chồi hơn.
Câu 25 (0,25 điểm). Tại sao phải cắt tỉa bỏ chồi cây chuối?
A. Để không đổ do quá nhiều.
B. Để không cạnh tranh nhau về dinh dưỡng.
C. Để cho cảnh quan thẩm mĩ hơn.
D. Để cây ra ít quả hơn.
Câu 26 (0,25 điểm). Phương pháp nhân giống sầu riêng hiệu quả nhất là:
A. Gieo hạt.
B. Ghép mắt.
C. Giâm cành.
D. Chiết cành.
Câu 27 (0,25 điểm). Khi chuối đã ra buồng, để kích thích quả chuối lớn đồng đều về kích thước và tránh những dị tật cần sử dụng
A. phân bón NPK.
B. Cytokinin.
C. Paclobutrazol.
D. GA3.
Câu 28 (025 điểm). Để thúc đẩy quá trình ra hoa, ta có thể sử dụng Paclobutrazol có nồng độ bao nhiêu?
A. 0,015%.
B. 0,2%.
C. 0,01%.
D. 0,001%.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích đặc điểm thực vật học của cây xoài.
Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao cần chặt bỏ chuối ngay sau khi thu hoạch?
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
B | B | D | B | C | C | D |
Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
A | D | C | C | C | A | A |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 |
B | B | D | D | C | A | B |
Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
D | B | D | B | B | B | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (2,0 điểm) | HS vận dụng kiến thức đã học để trình bày đặc điểm thực vật học của cây xoài: - Bộ rễ: Rễ xoài là hệ rễ cọc, bộ rễ rất phát triển, mọc sâu và lan rộng nên có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng rất mạnh phục vụ cho sinh trưởng, phát triển của cây. - Thân, cành: Cây xoài là cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 5 m đến 10 m, đường kinh tán rộng từ 8 m đến 10 m. Một năm xoài có thể ra từ 3 đợt đến 4 đợt lộc nên bộ tán phát triển nhanh tạo khả năng quang hợp và tích luỹ vật chất rất lớn. - Lá: Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to. - Hoa: Hoa xoài nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cảnh. Chùm hoa dài khoảng 20 – 30 cm, có khoảng 200 - 400 hoa/chùm. Có hai loại hoa là hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có tuyến mật nên có khả năng thu hút côn trùng, tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn. - Quả: Quả xoài chín thường có màu vàng hoặc tím; thịt quả vàng, ngọt, có mùi thơm hấp dẫn. Mỗi quả có một hạt khá to. Khối lượng quả tuỳ theo giống, có quả năng trên 1 kg. |
Câu 2 (1,0 điểm) | Cần chặt bỏ chuối ngay sau khi thu hoạch, vì: - Khi cây chuối ra quả, các chồi non hoặc cây con bắt đầu mọc từ gốc cây mẹ. Những cây con này sẽ phát triển thành cây mới và “tranh giành” chất dinh dưỡng từ đất với cây mẹ. Để cho các cây con phát triển tốt hơn, người trồng thường đốn hạ cây mẹ sau khi thu hoạch quả. - Vì vậy, mặc dù cây mẹ chết đi, nó được thay thế bằng chuối con gần như ngay lập tức. Bởi vì chúng được phát triển từ thân cây mẹ, giống như cây mẹ ở mọi khía cạnh. |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận