Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

- KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để sầu riêng sinh trưởng và phát triển là:

A. 18 – 25oC.

B. 24 – 30oC.

C. 25 – 35oC.

D. 21 - 27oC.

Câu 2 (0,25 điểm). Cây xoài thuộc loại cây:

A. ưa bóng.

B. ưa sáng.

C. ưa bóng hoặc ưa sáng phụ thuộc vào giống xoài.

D. ưa bóng hoặc ưa sáng phụ thuộc vào môi trường.

Câu 3 (0,25 điểm). Lượng mưa thích hợp cho trồng sầu riêng là:

A. 1600 - 4000 mm/năm.

B. 1600 - 2000 mm/năm.

C. 1200 - 1500 mm/năm.

D. 1200 - 1600 mm/năm.

Câu 4 (0,25 điểm). Loại hoa nào trên cây chuối có khả năng phát triển thành quả?

A. Hoa cái.     

B. Hoa đực.                       

C. Hoa lưỡng tính.         

D. Hoa  đực và hoa lưỡng tính.

Câu 5 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để chuối sinh trưởng và phát triển là bao nhiêu?

A. 18 – 25oC.

B. 24 – 30oC.

C. 25 – 35oC.

D. 21 - 27oC.

Câu 6 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm lá cây xoài?

A. Xoài thuộc nhóm cây xanh quanh năm, tán cây có hình bầu dục hoặc bán cầu.

B. Hình dạnh của lá tùy thuộc và giống, có thể hình mũi mác, thuôn dài hoặc hình trứng,...

C. Cây xoài có lá kép và sắp xếp theo hình xoắn ốc.

D. Lá non mới ra có màu đồng đỏ.

Câu 7 (0,25 điểm). Có bao nhiêu yêu cầu ngoại cảnh đối với cây xoài?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 8 (0,25 điểm). Thời vụ thích hợp trồng xoài là:

A. vụ Xuân và vụ Thu.

B. vụ Hạ và vụ Thu.

C. vụ Thu.

D. vụ Đông và vụ Xuân.

Câu 9 (0,25 điểm). Mục đích của việc bón phân sau khi thu hoạch quả sầu riêng là gì?

A. Khôi phục sinh trưởng của cây.

B. Thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu quả.

C. Nuôi dưỡng quả non.

D. Thúc đẩy quả lớn và nâng cao chất lượng của quả.

Câu 10 (0,25 điểm). Cường độ ánh sáng phù hợp cho cây chuối là:

A. 20 000 - 26 000 Lux.

B. 1 000 - 10 000 Lux.

C. 900 - 1200 Lux.

D. 10 000 - 15 000 Lux.

Câu 11 (0,25 điểm). Cây xoài thường được nhân giống số lượng lớn bằng phương pháp nào để giữ được đặc điểm của cây mẹ?

A. Phương pháp giâm cành.

B. Phương pháp gieo hạt.

C. Phương pháp ghép cành.

D. Phương pháp giâm cành hoặc phương pháp gieo hạt.

Câu 12 (0,25 điểm). Chọn phát biểu sai.

A. Cây chuối sẽ bị đổ ngã.

B. Việc cắt tỉa lá chuối được diễn ra 3 đến 4 năm một lần.

C. Vệ sinh ruộng đồng phòng trừ sâu, bệnh. 

D. Quả chuối ra thành nải trên trục hoa tạo thành buồng chuối.

Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phải loại của hoa chuối?

A. Hoa cái.

B. Hoa lưỡng tính.

C. Hoa màu.

D. Hoa đực.

Câu 14 (0,25 điểm). Nhiệt độ nào dưới đây làm cho cây sầu riêng hạn chế sinh trưởng là:

A. 25oC.                                         

B. 5oC.

C. 23oC.                             

D. 35oC.

Câu 15 (0,25 điểm). Không nên tưới nước cho cây xoài vào giai đoạn nào?

A. Nhú mầm hoa.

B. Trước khi ra hoa 2 – 3 tháng.

C. Phát đợt lộc mới.

D. Quả đang phát triển.

Câu 16 (0,25 điểm). Cây sầu riêng có thể trồng với mật độ thích hợp là:

A. 300 cây/ha.

B. 400 cây/ha.

C. 180 cây/ha.

D. 100 cây/ha.

Câu 17 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây đúng khi mô tả về rễ thẳng của cây chuối?

A. Mọc xung quanh củ chuối.

B. Phân bố ở lớp đất mặt.

C. Mọc phía dưới củ.

D. Mang dinh dưỡng nuôi cây.

Câu 18 (0,25 điểm). Kích thước mặt ụ để trồng cây sầu riêng là 

A. 50 - 60 cm.

B. 100 - 150 cm.

C. 70 - 80 cm.

D. 70 - 100 cm.

Câu 19 (0,25 điểm). Đâu không phải biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại?

A. Sử dụng giống kháng bệnh.

B. Cắt tỉa cây cho thông thoáng.

C. Bón phân cân đối kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đối kháng.

D. Sử dụng thuốc hóa học liều nặng ngay khi có triệu chứng bị sâu bệnh hại.

Câu 20 (0,25 điểm). Vì sao cần tỉa cành và tạo tán cây xoài?

A. Để hãm chiều cao giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển cành lá và quả.

B. Để giảm sản lượng vụ sau.

C. Để tăng lượng sâu, bệnh hại.

D. Để tăng chiều cao cây.

Câu 21 (0,25 điểm). “Biện pháp tăng cường bón phân hữu cơ” thuộc nhóm biện pháp nào trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài?

A. Biện pháp cơ giới.

B. Biện pháp canh tác.

C. Biện pháp sinh học.

D. Biện pháp hóa học.

Câu 22 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nêu đầy đủ lợi ích khi áp dụng kĩ thuật tỉa cành và tạo tán cho cây xoài?

A. Giúp tỉa bớt cành lá.

B. Làm cho cây giảm phần lá che phủ lẫn nhau.

C. Làm cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành.

D. Làm cho cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới, giảm sâu, bệnh.

Câu 23 (0,25 điểm). Ở miền Bắc nước ta, nên trồng cây chuối vào mùa nào?

A. Mùa hè.

B. Mùa xuân và mùa thu.

C. Mùa đông.

D. Mùa hè và mùa đông.

Câu 24 (0,25 điểm). Khi chuẩn bị đất trồng chuối, cần thực hiện công việc nào sau đây để đảm bảo đất phù hợp cho cây phát triển?

A. Phủ đất bằng lớp cát mỏng để giữ ẩm.

B. Trồng xen các loại cây khác để tăng độ màu mỡ của đất.

C. Cày bừa đất, làm tơi xốp và bón phân hữu cơ hoai mục.

D. Không làm đất, chỉ cần trồng cây trực tiếp xuống đất cứng.

Câu 25 (0,25 điểm). Loại bệnh nào phổ biến nhất trên cây chuối?

A. Bệnh xoắn lá.

B. Bệnh đốm lá.

C. Bệnh thối rễ.

D. Bệnh bạc lá.

Câu 26 (0,25 điểm). Cho các phát biểu sau

  1. Vỏ quả trơn nhẵn.

  2. Vỏ quả nhiều gai

  3. Vỏ quả có các túi tinh dầu có mùi thơm đặc trưng.

  4. Thịt quả thường có màu đỏ.

  5. Có hình bầu dục 

Số phát biểu đúng về quả của cây sầu riêng:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 27 (0,25 điểm). Nếu sinh trưởng ở điều kiện có cường độ ánh sáng thấp sẽ gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của cây chuối?

A. Lá bị rám.

B. Rễ phát triển.

C. Kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, đẻ ít chồi hơn.

D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, đẻ ít chồi hơn.

Câu 28 (025 điểm). Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây sầu riêng

Tech12h

A. Rầy phấn. 

B. Bọ trĩ. 

C. Sâu đục quả. 

D. Rệp sáp hại quả.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy phân tích yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.

Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao cần cắt bỏ bắp (bi) chuối và nhụy hoa cái?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

          MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

B

B

A

A

C

C

D

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

A

A

B

C

B

C

B

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

B

C

C

D

D

A

B

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

D

B

C

B

B

C

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trình bày yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng:

- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 24 – 300C. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp dưới  220C hoặc vượt quá 400C làm hạn chế sinh trưởng của cây, vì vậy miền Bắc nước ta không trồng được sầu riêng vì có mùa đông quá lạnh và mùa hè quá nóng.

- Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa từ 1600 – 4000ml/năm và độ ẩm không khí từ 75 – 80% sẽ thích hợp cho cây sầu riêng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng tốt.

- Ánh sáng: Khi cây nhỏ, cần che bớt nắng cho cây, tránh ánh sáng trực tiếp. Khi cây trưởng thành cần tiếp xúc nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp, trao đổi chất, đặc biệt là giúp cho quá trình ra hoa, kết quả được thuận lợi nhằm gia tăng sản lượng.

- Đất trồng: thích nghi với đất thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan…, nhưng thích hợp nhất là đất thịt, độ pH từ 5,0 đến 6,4. Trồng cây ở nơi đất ngập úng, thoát nước kém sẽ gây thối rễ, cây sinh trưởng, phát triển kém.

Câu 2

(1,0 điểm)

Cần cắt bỏ bắp (bi) chuối và nhụy hoa cái vì những lí do sau:

* Cắt bỏ bắp (bi) chuối:

- Bắp chuối thường chứa nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh, có thể là nguồn lây nhiễm cho các cây chuối khác trong vườn. Việc cắt bỏ bắp chuối sau khi thu hoạch giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh trong vườn.

- Cắt bỏ bắp chuối cũng có thể loại bỏ sâu bệnh như sâu chuối và sâu hại khác, ngăn chặn sự lan truyền và phát triển của chúng.

* Cắt bỏ nhụy hoa cái:

- Nếu không cắt bỏ nhụy hoa cái, quả chuối sẽ phát triển mà không mong muốn, dẫn đến sự lãng phí năng lượng và dinh dưỡng của cây, làm giảm chất lượng của trái chuối.

- Bằng cách loại bỏ nhụy hoa cái, cây chuối có thể tập trung sức mạnh vào việc phát triển trái chuối chính, từ đó tối ưu hóa năng suất và chất lượng của trái.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác