Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Cần duy trì độ ẩm cho cây sầu riêng từ 

A. 70 - 80%.

B. 70 - 90%.

C. 75 - 80%.

D. 50 - 60%.

Câu 2 (0,25 điểm). Nhu cầu ánh sáng của cây sầu riêng:

A. Ánh sáng cao. 

B. Ánh sáng mạnh.

C. Ánh sáng không cao. 

D. Tùy từng giống cây.

Câu 3 (0,25 điểm). Loại đất thích hợp nhất để trồng cây sầu riêng là 

A. đất pha cát. 

B. đất đỏ Bazan. 

C. đất thịt. 

D. đất phù sa. 

Câu 4 (0,25 điểm). Lượng phân hữu cơ dùng để bón lót cho một hố trồng cây sầu riêng là 

A. 20 - 30 kg.

B. 10 - 13 kg.

C. 45 - 70 kg.

D. 60 - 80 kg.

Câu 5 (0,25 điểm). Lượng mưa thích hợp cho trồng sầu riêng là

A. 1600 - 4000 mm/năm.

B. 1600 - 2000 mm/năm.

C. 1200 - 1500 mm/năm.

D. 1200 - 1600 mm/năm.

Câu 6 (0,25 điểm). Hình ảnh dưới đây thuộc bộ phận nào của cây xoài?

 Tech12h

A. Chồi non.

B. Lá xoài.

C. Hoa xoài.

D. Quả xoài.

Câu 7 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để cây xoài sinh trưởng và phát triển là?

A. 20 – 24oC.

B. 24 – 26oC.

C. 15 – 25oC.

D. 20 – 30oC.

Câu 8 (0,25 điểm). Xoài là loại thực vật ___________

A. thân leo.

B. thân thảo.

C. thân gỗ.

D. thân bò.

Câu 9 (0,25 điểm). Trong giai đoạn nuôi quả, cây sầu riêng cần bón loại phân nào để quả đạt chất lượng tốt nhất?

  1. Phân đạm để kích thích tăng trưởng lá và cành.

  2. Phân kali và lân để tăng chất lượng và độ ngọt của quả. 

  3. Chỉ cần tưới nước, không cần bón phân.

  4. Phân hữu cơ hoai mục, không cần bổ sung khoáng chất.

Câu 10 (0,25 điểm). Xoài thường được nhân giống bằng phương pháp nào?

A. Giâm cành.

B. Chiết cành.

C. Ghép cành.

D. Nuôi cấy mô tế bào.

Câu 11 (0,25 điểm). Ở miền Nam nước ta nên trồng xoài vào thời điểm nào?

A. tháng 4 - 5.

B. tháng 2 - 3.

C. tháng 7 - 8.

D. tháng 8 - 9.

Câu 12 (0,25 điểm). Ở miền Bắc nước ta nên trồng xoài vào thời điểm nào?

A. tháng 4 - 5.

B. tháng 2 - 3.

C. tháng 7 - 8.

D. tháng 6 - 7.

Câu 13 (0,25 điểm). Giai đoạn không nên tưới nước cho cây xoài là

A. giai đoạn ra quả.

B. giai đoạn ra lộc.

C. giai đoạn ra hoa.

D. giai đoạn trước ra hoa 2 - 3 tháng.

Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói không đúng về đặc điểm thực vật học của cây sầu riêng?

  1. Là hệ rễ cọc.

  2. Là loài cây thân gỗ nhỏ.

  3. Lá có màu đồng khi còn non.

  4. Hoa là hoa lưỡng tính.

Câu 15 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói không đúng về yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng?

  1. Miền Bắc trồng được sầu riêng vào mùa đông.

  2. Khi cây còn nhỏ, nhu cầu ánh sáng không cao.

  3. Có nhu cầu nước khá lớn.

  4. Có khả năng thích nghi với nhiều loại đất.

Câu 16 (0,25 điểm). Đâu không phải là kĩ thuật trồng cây sầu riêng?

  1. Thường được trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam.

  2. Khoảng cách trồng thích hợp là cây cách cây, hàng cách hàng từ 6 m đến 10 m.

  3. Đối với những vùng đất cao, đào hố tròn trồng cây với đường kính 80 cm.

  4. Lượng phân bón lót cho một hố hoặc một ụ từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ.

Câu 17 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói không đúng về kĩ thuật chăm sóc cây sầu riêng?

  1. Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 5 đến 7 lần/năm.

  2. Thời kì kiến thiết cơ bản, lượng phân bón được chia làm 4 đến 9 lần.

  3. Thời kì kinh doanh, lượng phân bón được chia làm 4 lần.

  4. Cần cung cấp nước đầy đủ quanh năm ở thời kì kiến thiết cơ bản.

Câu 18 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói không đúng về rầy phấn trên cây sầu riêng?

  1. Rầy phát triển với mật độ và số lượng cao trong các tháng mùa mưa.

  2. Rầy tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.

  3. Lá bị rầy phấn hại thường có những chấm màu nâu, khi bị hại nặng lá rụng hàng loạt.

  4. Trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non.

Câu 19 (0,25 điểm). Đâu không phải biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại?

  1. Sử dụng giống kháng bệnh.

  2. Cắt tỉa cây cho thông thoáng.

  3. Bón phân cân đối kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đối kháng.

  4. Sử dụng thuốc hóa học liều nặng ngay khi có triệu chứng bị sâu bệnh hại.

Câu 20 (0,25 điểm). “Biện pháp tăng cường bón phân hữu cơ” thuộc nhóm biện pháp nào trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài?

A. Biện pháp cơ giới.

B. Biện pháp canh tác.

C. Biện pháp sinh học.

D. Biện pháp hóa học.

Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao cần tỉa cành và tạo tán cây xoài?

A. Để hãm chiều cao giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển cành lá và quả.

B. Để giảm sản lượng vụ sau.

C. Để tăng lượng sâu, bệnh hại.

D. Để tăng chiều cao cây.

Câu 22 (0,25 điểm). Việc sử dụng vôi trong đất khi trồng cây xoài có tác dụng gì?

  1. Làm đất trở nên kiềm hơn, giúp cây dễ hấp thụ dinh dưỡng.

  2. Tăng cường độ axit trong đất, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

  3. Nâng cao pH đất, giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn trong đất axit.

  4. Tạo môi trường kị khí, giúp cây phát triển tốt hơn.

Câu 23 (0,25 điểm). Kĩ thuật nào giúp cây xoài phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh?

  1. Cắt tỉa cành, tạo hình và loại bỏ cành bị bệnh.

  2. Tưới nước quá nhiều trong suốt mùa hè.

  3. Trồng cây xoài ở những nơi thấp, dễ bị ngập úng.

  4. Sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên mà không có kiểm soát.

Câu 24 (0,25 điểm). Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây xoài là

Tech12h

A. bệnh phấn trắng.

B. bệnh xì mủ.

C. bệnh thán thư.

D. sâu đục quả.

Câu 25 (0,25 điểm). Biện pháp chăm sóc cây sầu riêng trong mùa khô là gì?

  1. Tưới nước đầy đủ, che phủ gốc bằng rơm rạ để giữ ẩm cho đất.

  2. Ngừng tưới nước để cây thích nghi với điều kiện khô hạn.

  3. Tăng cường phun thuốc bảo vệ thực vật để cây không bị chết héo.

  4. Phủ kín gốc bằng bạt nhựa để ngăn nước bốc hơi.

Câu 26 (0,25 điểm). Để phòng bệnh thối rễ trên cây sầu riêng, biện pháp nào là hiệu quả nhất?

  1. Trồng cây ở nơi đất thấp để giữ nước.

  2. Phun thuốc diệt nấm sau khi phát hiện cây bị bệnh.

  3. Trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt và bổ sung chế phẩm sinh học ngừa nấm. 

  4. Cắt bỏ toàn bộ cành lá khi cây bị bệnh.

Câu 27 (0,25 điểm). Để xử lý cây sầu riêng ra hoa đồng loạt, kỹ thuật nào sau đây được áp dụng đúng nhất?

  1. Tăng cường bón phân đạm trước khi cây ra hoa để kích thích nảy chồi non.

  2. Ngừng tưới nước từ 2-3 tuần trước khi xử lý ra hoa và bón phân lân kết hợp kali. 

  3. Tưới nước liên tục để đảm bảo cây không bị khô hạn.

  4. Phun thuốc bảo vệ thực vật để ngăn ngừa rụng hoa tự nhiên.

Câu 28 (025 điểm). Trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng, dấu hiệu nào cho thấy cây bị thiếu kali, và biện pháp nào là hiệu quả nhất?

  1. Lá cây vàng úa, mép lá cháy, quả nhỏ và rụng sớm. Bổ sung phân đạm để tăng trưởng.

  2. Lá cây có mép cháy và xoăn lại, quả nhỏ, chất lượng kém. Bón phân kali và tưới nước hợp lý.

  3. Lá cây chuyển sang màu tím, cành non khô héo. Bổ sung phân lân để phục hồi cây.

  4. Lá cây xanh đậm, không có dấu hiệu đặc biệt, chỉ cần tăng cường phân hữu cơ.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây xoài.

Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao việc thoát nước tốt cho đất trồng sầu riêng lại quan trọng?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

          MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

C

C

A

A

C

B

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

C

B

C

A

B

D

B

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

A

B

A

A

D

B

A

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

C

B

C

A

C

B

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2,0 điểm)

Đặc điểm thực vật học của cây xoài:

-  Bộ rễ: Rễ xoài là hệ rễ cọc, bộ rễ rất phát triển, mọc sâu và lan rộng nên có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng rất mạnh phục vụ cho sinh trưởng, phát triển của cây.

- Thân, cành, lá: Là loài cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 5 m đến 10 m, đường kính tán rộng từ 8 m đến 10 m. Một năm xoài có thể ra ừ 3 đợt đến 4 đơt lộc nên bộ tán phát triển nhanh tạo khả năng quang hợp và tích lũy vật chất rất lớn. Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to.

- Hoa: Hoa nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành. Chùm hoa dài khoảng 20 – 30 cm, có khoảng 200 – 400 hoa/chùm. Có hai loại hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có tuyến mật nên có khả năng thu hút côn trùng, tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn.

- Quả: Quả chín thường có màu vàng hoặc tím; thịt quả vàng, ngọt, có mùi thơm hấp dẫn. Mỗi quả có một hạt khá to. Khối lượng quả tùy theo giống, có quả nặng trên 1 kg.

Câu 2

(1,0 điểm)

Tầm quan trọng của việc thoạt nước tốt cho sầu riêng:

- Sầu riêng rất nhạy cảm với ngập úng, nếu đất không thoát nước tốt sẽ khiến rễ cây bị ngập, dẫn đến thối rễ và cây dễ bị chết.

-   Đất thoát nước tốt giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh, dễ dàng hút được nước và dưỡng chất, từ đó giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Cây sầu riêng cần lượng oxy đủ cho rễ để thực hiện các hoạt động sống, và đất thoát nước tốt sẽ giúp cung cấp đủ oxy cho rễ.

- Đất ẩm ướt kéo dài có thể là môi trường lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh cho cây. Thoát nước tốt giúp giảm thiểu sự phát triển của các mầm bệnh này.

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác