Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
- KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Hoa sầu riêng nở vào thời điểm nào trong ngày?
A. Buổi trưa.
B. Buổi sáng.
C. Buổi chiều.
D. Đêm.
Câu 2 (0,25 điểm). Cây xoài thuộc họ nào?
A. bồ hòn.
B. cam quýt.
C. đào lộn hột.
D. dừa cạn.
Câu 3 (0,25 điểm). Hoa sầu riêng được thụ phấn nhờ:
A. gió.
B. côn trùng.
C. tự thụ phấn.
D. sâu.
Câu 4 (0,25 điểm). Cây chuối trưởng thành có khoảng bao nhiêu lá?
A. 5 - 10 lá.
B. 20 - 25 lá.
C. 10 - 15 lá.
D. 30 - 45 lá.
Câu 5 (0,25 điểm). Chuối có tên khoa học là:
A. Dimocarpus longan Lour.
B. Mangifera Indica L.
C. Musa.
D. Nephelium lappaceum.
Câu 6 (0,25 điểm). Phát biểu nào không đúng khi mô tả đặc điểm thân, cành của cây xoài?
A. Xoài là cây thân gỗ.
B. Xoài là cây thân giả.
C. Chiều cao cây xoài trồng được khống chế trong khoảng 5-10 m.
D. Cây xoài ra nhiều cành.
Câu 7 (0,25 điểm). Cây xoài có những loại hoa nào?
A. Hoa đực và hoa cái.
B. Hoa đực và hoa lưỡng tính.
C. Hoa cái và hoa lưỡng tính.
D. Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
Câu 8 (0,25 điểm). Độ ẩm không khí thích hợp cho cây xoài từ:
A. 70 - 80%.
B. 70 - 90%.
C. 65 - 80%.
D. 55 - 70%.
Câu 9 (0,25 điểm). Việc chọn đất và làm đất có ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng của cây sầu riêng?
A. Giúp cây phát triển nhanh hơn và ra trái đều hơn.
B. Giảm chi phí phân bón và công chăm sóc.
C. Giúp cây chống chịu tốt hơn với sâu bệnh.
D. Tăng năng suất và chất lượng quả.
Câu 10 (0,25 điểm). Cây chuối có những loại hoa nào?
A. Hoa đực và hoa cái.
B. Hoa đực và hoa lưỡng tính.
C. Hoa lưỡng tính.
D. Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
Câu 11 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của hoa xoài?
A. Cây xoài có thể có hoa đực, hoa cái hoặc hoa lưỡng tính.
B. Cành hoa phân nhiều nhánh, có thể dài từ 20-30 cm.
C. Mỗi chùm hoa có từ 200 – 400 hoa.
D. Hoa chủ yếu được thụ phấn nhờ con người.
Câu 12 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi mô tả đặc điểm thân của cây chuối?
A. Thân cây chuối cao trung bình 3- 4 m.
B. Thân giả cây chuối có nhiều nhánh.
C. Phần nằm dưới đất là thân thật (còn gọi là củ chuối hoặc thân ngầm).
D. Phần nằm trên mặt đất được gọi là thân giả, do các bẹ lá xếp lớp lên nhau theo hình xoắn ốc.
Câu 13 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm lá cây chuối?
A. Lá chuối trưởng thành có chiều dài tới 3m, chiều rộng tới 0,6m.
B. Lá chuối mọc ra từ đỉnh sinh trưởng của chồi và nằm trong thân khoảng 2 tháng rồi vươn ra ngoài.
C. Cây chuối có lá kép.
D. Tuổi thọ của lá chuối trên cây khoảng 50 – 150 ngày.
Câu 14 (0,25 điểm). Yêu cầu ngoại cảnh nào sau đây là không đúng đối với kĩ thuật trồng cây sầu riêng?
A. Phát triển tốt ở nhiệt độ từ 400C đến 450C.
B. Nhu cầu nước lớn, ở những nơi có lượng mưa từ 4 000 mm/năm.
C. Độ ẩm không khí từ 75% đến 80%.
D. Đất trồng thích hợp nhất là đất thịt, thoát nước tốt.
Câu 15 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của quả xoài?
A. Khi chín quả có màu xanh.
B. Thịt quả xoài chín thường có màu vàng đậm, mềm và ít xơ.
C. Khối lượng quả xoài đạt 100 – 1 500g tùy loại.
D. Hạt xoài thường lớn, vỏ hạt có lớp lông xơ dày.
Câu 16 (0,25 điểm). Phát biểu nào không đúng khi mô tả đặc điểm thực vật học của cây sầu riêng?
A. Rễ sầu riêng là hệ rễ cọc.
B. Lá sầu riêng là lá kép, mọc so le.
C. Hoa sầu riêng có màu trắng, mọc thành chùm.
D. Quả sầu riêng có nhiều gai, vỏ cứng.
Câu 17 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của quả cây chuối?
A. Khi chín, quả chuối có màu xanh.
B. Mỗi buồng chuối có 4 – 15 nải.
C. Mỗi nải chuối có 12 – 30 quả.
D. Khối lượng mỗi quả chuối khoảng 50 – 300g.
Câu 18 (0,25 điểm). Trong quá trình chăm sóc, sầu riêng cần được tỉa cành không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tăng khả năng ra hoa, đậu trái.
B. Giảm mật độ cành, tăng thông thoáng.
C. Loại bỏ cành sâu bệnh, cành khô.
D. Tăng tuổi thọ cho cây.
Câu 19 (0,25 điểm). Loại phân bón cần thiết trong giai đoạn cây sầu riêng đang phát triển trái là:
A. Phân đạm (N).
B. Phân lân (P2O5).
C. Phân kali (K2O).
D. Phân hữu cơ.
Câu 20 (0,25 điểm). Khi trồng xoài ở vùng đất thấp dễ bị ngập úng, chúng ta phải thực hiện biện pháp gì?
A. Trồng trên đất bằng phẳng, không cần đào rãnh thoát nước.
B. Đắp mô cao và tạo hệ thống rãnh thoát nước tốt.
C. Trồng trên đất cát pha không cần xử lý gì.
D. Chỉ trồng trong mùa khô để tránh ngập.
Câu 21 (0,25 điểm). Sau khi thu hoạch xoài, việc làm nào cần thiết để cây phục hồi và phát triển cho mùa sau?
A. Bón nhiều phân đạm để cây nhanh lớn.
B. Không cần làm gì, cây sẽ tự phục hồi.
C. Tỉa cành, bón phân hữu cơ và tưới nước đều đặn.
D. Tăng cường phun thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 22 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Độ ẩm đất 50 – 60% thuận lợi cho cây xoài phân hóa mầm hoa, 70 – 80% thuận lợi cho ra hoa và quả phát triển.
B. Độ ẩm đất 30 – 40% thuận lợi cho cây xoài phân hóa mầm hoa, 70 – 80% thuận lợi cho ra hoa và quả phát triển.
C. Độ ẩm đất 50 – 60% thuận lợi cho cây xoài phân hóa mầm hoa, 90 – 100% thuận lợi cho ra hoa và quả phát triển.
D. Độ ẩm đất 30 – 40% thuận lợi cho cây xoài phân hóa mầm hoa, 90 – 100% thuận lợi cho ra hoa và quả phát triển.
Câu 23 (0,25 điểm). Ở miền Nam nước ta, nên trồng cây chuối trong khoảng thời gian nào?
A. Tháng 1 – 4.
B. Tháng 5 – 8.
C. Tháng 9 – 10.
D. Tháng 11 – 12.
Câu 24 (0,25 điểm). Việc bón phân cho cây chuối nên được thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
A. Bón nhiều phân đạm liên tục trong suốt chu kỳ sinh trưởng.
B. Chỉ bón phân một lần sau khi trồng cây.
C. Kết hợp bón lót phân hữu cơ và bón thúc phân đạm, kali ở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng.
D. Bón phân vô cơ vào lúc thu hoạch để tăng năng suất.
Câu 25 (0,25 điểm). Biện pháp nào dưới đây giúp cây chuối chống chịu tốt hơn với các điều kiện thời tiết bất lợi?
A. Trồng cây ở nơi có bóng râm để giảm ánh sáng trực tiếp.
B. Che chắn gốc bằng rơm, cỏ khô và tưới nước đầy đủ.
C. Bón nhiều phân hóa học để cây phát triển nhanh.
D. Phun thuốc kích thích sinh trưởng thường xuyên.
Câu 26 (0,25 điểm). Phương pháp nhân giống sầu riêng hiệu quả nhất là:
A. Gieo hạt.
B. Ghép mắt.
C. Giâm cành.
D. Chiết cành.
Câu 27 (0,25 điểm). Khi cây chuối ra hoa, cần thực hiện công việc nào để đảm bảo chất lượng quả?
A. Tỉa bớt buồng hoa ở phần cuối để tập trung dinh dưỡng cho quả.
B. Tưới nước hàng ngày và bón thêm phân hóa học.
C. Cắt bỏ toàn bộ lá già để cây phát triển nhanh hơn.
D. Phun thuốc trừ sâu đều đặn để bảo vệ cây.
Câu 28 (025 điểm). Để thúc đẩy quá trình ra hoa, ta có thể sử dụng Paclobutrazol có nồng độ bao nhiêu?
A. 0,015%.
B. 0,2%.
C. 0,01%.
D. 0,001%.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày được kĩ thuật trồng cây xoài.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho biết tầm quan trọng của việc thoát nước tốt đối với sầu riêng?
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
D | C | B | C | C | B | B |
Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
D | D | D | D | B | C | A |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 |
A | B | A | D | C | B | C |
Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
A | B | C | B | B | A | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (2,0 điểm) | HS vận dụng kiến thức đã học để trình bày kĩ thuật trồng cây xoài: - Thời vụ: Thời vụ trồng thích hợp là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10). - Khoảng cách: Khoảng cách trồng trung bình là 3 m x 4 m; 5m x 5 m; 6m x 6m; 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m tuỳ theo từng giống và kĩ thuật thâm canh. - Chuẩn bị hố trồng: + Đào hố bằng dụng cụ thích hợp (xẻng, thuồng, cuốc,...). Hố trồng xoài có đường kính từ 80 cm đến 90 cm, sâu khoảng 40 – 50 cm. + Lượng phân bón lót cho mỗi hố từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ và 1 kg phân lân. Trộn đều phần đất đã đảo với toàn bộ lượng phân bón lót, sau đó lấp trở lại hố trồng. + Cần lưu ý những vùng đất trũng thấp như Đồng bằng sông Cửu Long phải đào mương lên liếp hoặc đắp ụ cao, tránh ngập úng làm hỏng rễ xoài. - Trồng cây: + Tạo một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 cm đến 3 cm, dùng tay nén chặt xung quanh gốc. + Cắm cọc chống và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay. Dùng đất mặt vun vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo, gờ xung quanh cao hơn từ 20 cm đến 25 cm so với mặt vườn. Phủ gốc bằng xác thực vật khô, tưới nước giữ ẩm thường xuyên. |
Câu 2 (1,0 điểm) | Tầm quan trọng của việc thoát nước tốt cho sầu riêng: - Sầu riêng rất nhạy cảm với ngập úng, nếu đất không thoát nước tốt sẽ khiến rễ cây bị ngập, dẫn đến thối rễ và cây dễ bị chết. - Đất thoát nước tốt giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh, dễ dàng hút được nước và dưỡng chất, từ đó giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. - Cây sầu riêng cần lượng oxy đủ cho rễ để thực hiện các hoạt động sống, và đất thoát nước tốt sẽ giúp cung cấp đủ oxy cho rễ. - Đất ẩm ướt kéo dài có thể là môi trường lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh cho cây. Thoát nước tốt giúp giảm thiểu sự phát triển của các mầm bệnh này. |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận