Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để nhãn sinh trưởng và phát triển là

A. 18 – 25oC.

B. 24 – 26oC.

C. 25 – 35oC.

D. 21 - 27oC.

Câu 2 (0,25 điểm). Khối lượng của quả nhãn chín dao động khoảng

A. 30 - 50g.

B. 3g - 5g.

C. 20 - 30g.

D. 12 - 22g.

Câu 3 (0,25 điểm). Lượng mưa thích hợp cho trồng nhãn là

A. 1000 - 1200 mm/năm.

B. 1200 - 1400 mm/năm.

C. 1200 - 1500 mm/năm.

D. 1200 - 1600 mm/năm.

Câu 4 (0,25 điểm). Độ pH của đất trồng nhãn bao nhiêu để cây nhãn phát triển tốt?

A. 4 - 5.

B. 5 - 8.

C. 7 - 11.

D. 5,5 - 6,5.

Câu 5 (0,25 điểm). Cây ăn quả có múi thuộc họ

A. dừa.

B. cam quýt.

C. mít.

D. đào.

Câu 6 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây ăn quả có múi thường là

A. rễ cọc.

B. rễ chùm.

C. tuỳ từng giống.

D. tuỳ từng môi trường.

Câu 7 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp nhất để cây ăn quả có múi sinh trưởng và phát triển là?

A. 20 – 24oC.

B. 24 – 26oC.

C. 15 – 25oC.

D. 20 - 30oC.

Câu 8 (0,25 điểm). Cần duy trì độ ẩm cho cây ăn quả có múi từ

A. 70 - 80%.

B. 40 - 50%.

C. 65 - 80%.

D. 50 - 60%.

Câu 9 (0,25 điểm). Chọn câu SAI. Các yêu cầu ngoại cảnh đối với cây nhãn là gì?

A. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.

B. Độ ẩm không khí 50 - 60%

C. Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.

D. Thích hợp trồng ở đất phù sa là thích hợp nhất, độ pH = 6 - 6,5.

Câu 10 (0,25 điểm). Trong thời kỳ thu hoạch quả lượng phân bón được chia thành bao nhiêu lần trong một năm?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 11 (0,25 điểm). Nguyên nhân gây bệnh khô cháy hoa trên cây nhãn là

A. do nấm Phyllosticta sp.

B. do nấm Oidium sp.

C. do nấm Phytophthora sp.

D. do nhện lông nhung.

Câu 12 (0,2 5điểm). Thời gian thích hợp khoanh vỏ cây nhãn thúc đẩy khả năng ra hoa là

A. tháng 10.

B. tháng 11.

C. tháng 12.

D. tháng 9.

Câu 13 (0,25 điểm). Thời vụ trồng nhãn tốt nhất là

A. mùa Xuân.

B. mùa khô.

C. mùa mưa.

D. mùa Đông.

Câu 14 (0,25 điểm). Cây nhãn cần ít nước trong thời kỳ nào?

A. Thời kỳ ra hoa.

B. Thời kỳ sinh trưởng của quả.

C. Thời kỳ ra lá

D. Thời kỳ quả chín.

Câu 15 (0,25 điểm). Kích thước hố trồng cây ăn quả có múi là

A. 50cm × 50cm × 50cm.

B. 50cm × 60cm × 70cm.

C. 50cm × 50cm × 80cm.

D. 30cm × 40cm × 50cm.

Câu 16 (0,25 điểm). Cây ăn quả có múi thường được trồng với mật độ

A. 600 cây/ha.

B. 400 cây/ha.

C. 500 cây/ha.

D. 700 cây/ha.

Câu 17 (0,25 điểm). Quy trình tích hợp trồng cây ăn quả có múi có bao nhiêu bước?

A. 5.

B. 7.

C. 9.

D. 11.

Câu 18 (0,25 điểm). Bưởi Đoan Hùng là giống cây nổi tiếng ở tỉnh nào?

A. Vĩnh Long.

B. Phú Thọ.

C. Thừa Thiên Huế.

D. Hà Tĩnh.

Câu 19 (0,25 điểm). Đâu không phải là giống cây ăn quả có múi?

A. Cam.

B. Bưởi.

C. Dâu tây.

D. Quýt.

Câu 20 (0,25 điểm). Giai đoạn nào cây cần hạn chế tưới nước?

A. Nảy mầm.

B. Phân hoá mầm hoa.

C. Ra quả.

D. Phát triển.

Câu 21 (0,25 điểm). Độ mặn của đất trồng nhãn bao nhiêu để cây nhãn phát triển tốt?

A. ≥ 0,2%. 

B. ≤ 0,2%

C. ≤ 0,1%

D. ≥ 0,3%

Câu 22 (0,25 điểm). Loại sâu nào không gây nguy hại cho cây nhãn?

A. Bọ xít.

B. Sâu kèn.

C. Sâu đục thân.

D. Sâu đục quả.

Câu 23 (0,25 điểm). Làm thế nào để cải tạo đất và hạn chế cỏ dại cho nhãn?

A. Tưới nhiều nước.

B. Bón phân đúng  lúc.

C. Trồng xen cây họ Đậu.

D. Phủ bạt quanh gốc.

Câu 24 (0,25 điểm). Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây nhãn

Tech12h

A. bọ xít nâu hại nhãn.

B. sâu đục quả.

C. sâu đục thân.

D. sâu đục gốc.

Câu 25 (0,25 điểm). Cho các phát biểu sau:

  1. Vỏ quả dày

  2. Vỏ quả mỏng

  3. Vỏ thường có màu xanh khi chín chuyển sang màu vàng

  4. Vỏ quả có các túi tinh dầu có mùi thơm đặc trưng.

  5. Hạt có màu xanh lục.

  6. Có hình bầu dục

Số phát biểu đúng về quả của cây ăn quả có múi:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 26 (0,25 điểm). Mục đích của việc bón phân khi cây ăn quả có múi bắt đầu ra hoa là gì?

A. Khôi phục sinh trưởng của cây, thúc đẩy cho các đợt lộc mới.

B. Thúc đẩy quá trình ra hoa nuôi dưỡng hoa và tăng khả năng đậu quả.

C. Nuôi dưỡng quả, hạn chế rụng quả và thúc đẩy quả lớn.

D. Thúc đẩy quá lớn và nâng cao chất lượng của quả.

Câu 27 (0,25 điểm). Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây ăn quả có múi

Tech12h

A. Sâu vẽ bùa.

B. Rệp sáp.

C. Sâu đục thân.

D. Bệnh vàng lá.

Câu 28 (0,25 điểm). Mục đích của việc cắt tỉa, tạo cành của thời kì kinh doanh cây ăn quả có múi là

  1. Tạo bộ khung tán khỏe

  2. Loại bỏ các cành chết, cảnh bị tổn thương

  3. Tạo bộ khung phân bố đều

  4. Cắt bớt các cành mọc chen chúc nhau

  5. Tỉa bỏ những quả nhỏ dị hình hoặc bị nhiễm sâu bệnh

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây nhãn.

TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024  2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

D

D

D

D

B

A

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

B

A

B

C

D

D

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

C

A

A

B

C

B

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22 

Câu 23

Câu 24

C

B

B

B

C

B

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28 

 

B

B

B

B

 

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2,0 điểm)

Kĩ thuật tạo tán:

-  Thời kì kiến thiết cơ bản: Cắt tỉa để tạo bộ khung tán khỏe, phân bố đều bằng cách:

+ Cuối năm thứ nhất: Bấm ngọn ở vị trí cách mặt đất 80cm để tạo ra các cành cấp 1.

+ Cuối năm thứ hai: Chọn để lại từ 3 đến 5 cành cấp 1 khỏe, phân bố đều trên thân chính và loại bỏ toàn bộ các cành cấp 2 đã phát sinh, đồng thời bấm ngọn cành cấp 1 cách góc cành khoảng 50 – 60 cm để tạo các nhánh cấp 2.

+ Cuối năm thứ ba: cắt bỏ bớt cành cấp 2, chỉ để lại hai cành cấp 2 phía ngoài cùng trên một cành cấp 1 để tạo các cành cấp 3, cấp 4.

- Thời kì kinh doanh: Loại bỏ các cành chết, cành bị tổn thương, cành bị sâu, bệnh, cành mọc chen chúc nhau, cành vô hiệu và loại bỏ bớt những mầm mọc trong thân, cành chính phía trong tán cây. Ngoài cắt tỉa cành, cắt tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình; những quả bị nhiễm sâu, bệnh và tỉa thưa quả để cho quả to, đồng đều.

Câu 2 

(1,0 điểm)

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây nhãn là:

- Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, và lượng mưa đều có vai trò quan trọng. Nhãn thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm.

- Đất đai: Đặc điểm của đất như pH, cấu trúc, và độ màu mỡ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

- Kỹ thuật canh tác: Bao gồm mật độ trồng, phương pháp tưới tiêu, và bón phân. Kỹ thuật canh tác tốt có thể nâng cao năng suất.

- Giống cây: Các giống nhãn khác nhau có năng suất và chất lượng trái khác nhau. Việc chọn giống phù hợp là rất quan trọng.

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác