Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 1
Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Cây xoài thuộc họ
A. bồ hòn.
B. cam quýt.
C. đào lộn hột.
D. dừa cạn.
Câu 2 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây xoài thuộc loại rễ nào?
A. Rễ cọc.
B. Rễ chùm.
C. Rễ địa sinh
D. Rễ khí sinh.
Câu 3 (0,25 điểm). Cây xoài có những loại hoa nào?
A. Hoa đực và hoa cái.
B. Hoa đực và hoa lưỡng tính.
C. Hoa cái và hoa lưỡng tính.
D. Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
Câu 4 (0,25 điểm). Quả xoài chín thường có màu
A. xanh.
B. đỏ.
C. vàng.
D. đen.
Câu 5 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để xoài sinh trưởng và phát triển là
A. 18 – 25oC.
B. 14 – 16oC.
C. 25 – 35oC.
D. 24 - 27oC.
Câu 6 (0,25 điểm). Sầu riêng có tên khoa học là
A. Dimocarpus longan Lour.
B. Mangifera Indica L
C. Durio zibethinus.
D. Nephelium lappaceum.
Câu 7 (0,25 điểm). Sầu riêng là loại thực vật ___________
A. thân leo.
B. thân thảo.
C. thân gỗ.
D. thân bò.
Câu 8 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây Sầu riêng thuộc loại rễ nào?
A. Rễ cọc.
B. Rễ chùm.
C. Rễ địa sinh
D. Rễ khí sinh.
Câu 9 (0,25 điểm). Nhiệt độ cây xoài có thể sinh trưởng và phát triển bình thường là
A. 20oC.
B. 14oC.
C. 60oC.
D. 25oC.
Câu 10 (0,25 điểm). Kích thước hố thích hợp để trồng xoài là
A. đường kính 80cm; sâu 60cm.
B. đường kính 50cm; sâu 60cm.
C. đường kính 50cm; sâu 30cm.
D. đường kính 80cm; sâu 30cm.
Câu 11 (0,25 điểm). Lượng nước cần tưới trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây xoài là
A. 2 - 3 giờ/lần.
B. 2 - 3 ngày/lần.
C. 2 - 3 tuần/lần.
D. 2 - 3 tháng/lần.
Câu 12 (0,25 điểm). Thời kỳ cây cần hạn chế tưới nước là
A. giai đoạn sau thu hoạch.
B. giai đoạn bật các đợt mầm.
C. giai đoạn phân hóa mầm hoa.
D. giai đoạn dưỡng quả.
Câu 13 (0,25 điểm). Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên cây xoài là
A. vi khuẩn Xanthomonas campestris.
B. nấm Oidium mangiferae.
C. nấm Colletotrichum gloeosporioides.
D. nấm Phytophthora sp.
Câu 14 (0,25 điểm). Cây xoài không thích hợp với loại đất nào sau đây?
A. Đất sét.
B. Đất phù sa ven sông.
C. Đất có tầng đất dày.
D. Đất có độ pH từ 5,5 – 6,5.
Câu 15 (0,25 điểm). Trong quá trình trồng cây xoài, yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây?
Đất trồng có độ pH từ 5 đến 6,5.
Cung cấp đủ ánh sáng mặt trời.
Sử dụng phân bón hợp lí.
Cây xoài không cần phải tưới nước thường xuyên.
Câu 16 (0,25 điểm). Trong kỹ thuật chăm sóc cây xoài, yếu tố nào sau đây không cần thiết trong mùa mưa?
Tăng cường tưới nước cho cây.
Kiểm tra hệ thống thoát nước để tránh úng nước.
Cắt tỉa các cành lá bị bệnh.
Bón phân để cây phát triển nhanh hơn.
Câu 17 (0,25 điểm). Nhiệt độ nào dưới đây làm cho cây sầu riêng hạn chế sinh trưởng là
A. 25oC.
B. 5oC.
C. 23oC.
D. 35oC.
Câu 18 (0,25 điểm). Cây sầu riêng có thể trồng với mật độ thích hợp là
A. 300 cây/ha.
B. 400 cây/ha.
C. 180 cây/ha.
D. 100 cây/ha.
Câu 19 (0,25 điểm). Kích thước mặt ụ để trồng cây sầu riêng là
A. 50 - 60 cm.
B. 100 - 150 cm.
C. 70 - 80 cm.
D. 70 - 100 cm.
Câu 20 (0,25 điểm). Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây xoài là
A. bệnh phấn trắng.
B. bệnh xì mủ.
C. bệnh thán thư.
D. sâu đục quả.
Câu 21 (0,25 điểm). Khoảng cách giữa hai lần phun KNO3 để kích thích ra quả ở cây xoài là
A. 2 ngày.
B. 5 ngày.
C. 12 ngày.
D. 7 ngày.
Câu 22 (0,25 điểm). Dấu hiệu khi cây bị bọ trĩ phá hoại trên cây xoài là gì?
A. Thịt quả có những đường hầm làm cho quả bị thối.
B. Hoa có màu nâu, khô, sau đó sẽ rụng.
C. Cảnh bị gãy hoặc chết cây.
D. Lá bị cong queo, hai mép cụp xuống, chồi non không phát triển được.
Câu 23 (0,25 điểm). Sầu riêng cần hạn chế tưới nước vào giai đoạn nào?
A. Giai đoạn sau thu hoạch.
B. Giai đoạn cây ra lộc.
C. Giai đoạn cây bắt đầu ra hoa.
D. Giai đoạn phân hóa mầm hoa.
Câu 24 (0,25 điểm). Cho các phát biểu sau
Vỏ quả trơn nhẵn.
Vỏ quả nhiều gai
Vỏ quả có các túi tinh dầu có mùi thơm đặc trưng.
Thịt quả thường có màu đỏ.
Có hình bầu dục
Số phát biểu đúng về quả của cây sầu riêng:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 25 (0,25 điểm). Mục đích của việc bón phân sau khi thu hoạch quả sầu riêng là gì?
A. Khôi phục sinh trưởng của cây.
B. Thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu quả.
C. Nuôi dưỡng quả non.
D. Thúc đẩy quả lớn và nâng cao chất lượng của quả.
Câu 26 (0,25 điểm). Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây sầu riêng
A. Rầy phấn.
B. Bọ trĩ.
C. Sâu đục quả.
D. Rệp sáp hại quả.
Câu 27 (0,25 điểm). Mục đích của việc cắt tỉa, tạo cành của thời kì kinh doanh cây sầu riêng là
Tạo bộ khung tán khỏe
Loại bỏ các cành chết, cảnh bị tổn thương
Tạo tầng tán đầu tiên
Tạo bộ khung phân bố đều
Cắt bớt các cành mọc chen chúc nhau
Tỉa bỏ những quả nhỏ dị hình hoặc bị nhiễm sâu bệnh
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 28 (0,25 điểm). Để thúc đẩy quá trình ra hoa, ta có thể sử dụng Paclobutrazol có nồng độ
A. 0,015%.
B. 0,2%.
C. 0,01%.
D. 0,001%.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích đặc điềm thực vật học của cây sầu riêng.
Câu 2 (1,0 điểm). Làm thế nào để chăm sóc cây xoài sau khi thu hoạch quả nhắm duy trì sức khỏe của cây cho mùa vụ tiếp theo?
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | A | B | C | D | C | C |
Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
A | D | A | B | C | B | A |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 |
D | A | B | C | D | C | D |
Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
D | D | B | A | C | B | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (2,0 điểm) | Đặc điểm thực vật học cây sầu riêng: - Bộ rễ: Là hệ rễ cọc, bộ rễ có thể ăn sâu và lan rộng từ 6 m đến 8 m tùy vào cây giống được nhân bằng phương pháp nào. Ngoài ra, mực nước ngầm, tính chất đất, kĩ thuật chăm sóc cũng ảnh hưởng đến bộ rễ của cây sầu riêng. - Thân, cành, lá: Là loại cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 20 m đến 30 m. Cành mọc ngang, phân cành thấp; tán cây phát triển mạnh, rộng nhất ở phần gốc cây và thu hẹp dần lên ngọn cây tạo thành dạng hình tháp. Là loại lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài. Lá có màu đồng khi còn non và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành. - Hoa: Là hoa lưỡng tính, cánh hoa có màu trắng, hoa mọc thành chùm trên những cành lớn và trên thân chính. Hoa nở vào ban đem, thụ phấn nhờ côn trùng, số lượng hoa trên một chum thường có sự thay đổi khá lớn tùy thuộc vào điều kiện canh tác, đất trồng và khí hậu. - Quả: Có hình bầu dục hoặc tròn, vỏ cứng, có nhiều gai, thịt quả thường có màu vàng và cso mùi đặc trưng. |
Câu 2 (1,0 điểm) | Cách chăm sóc cây xoài sau khi thu hoạch quả nhắm duy trì sức khỏe của cây cho mùa vụ tiếp theo: - Cắt tỉa cành và lá khô, hư hỏng: Sau khi thu hoạch, cần cắt tỉa những cành nhánh không cần thiết, những cành khô, hư hỏng hoặc bị sâu bệnh. - Bón phân cân đối: Cây xoài cần bổ sung dinh dưỡng sau mỗi mùa thu hoạch để phục hồi và chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Cung cấp phân bón hữu cơ và phân khoáng (đặc biệt là phân lân và kali) để hỗ trợ sự phát triển của rễ và cành mới. - Tưới nước hợp lý: Sau thu hoạch, cần đảm bảo cây xoài được tưới nước đều đặn, đặc biệt là trong mùa khô. Tuy nhiên, cần tránh tưới quá nhiều để tránh tình trạng úng nước, làm ảnh hưởng đến rễ cây. - Phòng ngừa sâu bệnh: Sau mỗi mùa thu hoạch, cây xoài dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh. Cần kiểm tra định kỳ và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như phun thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, hoặc sử dụng phương pháp sinh học để bảo vệ cây mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng.
|
Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận