Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 5
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
- KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Cần duy trì độ ẩm cho cây sầu riêng từ
A. 70 - 80%.
B. 70 - 90%.
C. 75 - 80%.
D. 50 - 60%.
Câu 2 (0,25 điểm). Hình ảnh dưới đây thuộc bộ phận nào của cây xoài?
A. Chồi non.
B. Lá xoài.
C. Hoa xoài.
D. Quả xoài.
Câu 3 (0,25 điểm). Loại đất thích hợp nhất để trồng cây sầu riêng là
A. đất pha cát.
B. đất đỏ Bazan.
C. đất thịt.
D. đất phù sa.
Câu 4 (0,25 điểm). Cây chuối trưởng thành có khoảng bao nhiêu lá?
A. 10 - 15 lá.
B. 20 - 25 lá.
C. 5 - 10 lá.
D. 30 - 45 lá.
Câu 5 (0,25 điểm). Chuối có tên khoa học là:
A. Dimocarpus longan Lour.
B. Mangifera Indica L.
C. Nephelium lappaceum.
D. Musa.
Câu 6 (0,25 điểm). Xoài thường được nhân giống bằng phương pháp nào?
A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép cành.
D. Nuôi cấy mô tế bào.
Câu 7 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để cây xoài sinh trưởng và phát triển là?
A. 20 – 24oC.
B. 24 – 26oC.
C. 15 – 25oC.
D. 20 – 30oC.
Câu 8 (0,25 điểm). Xoài là loại thực vật ..................
A. thân leo.
B. thân thảo.
C. thân gỗ.
D. thân bò.
Câu 9 (0,25 điểm). Trong giai đoạn nuôi quả, cây sầu riêng cần bón loại phân nào để quả đạt chất lượng tốt nhất?
Phân đạm để kích thích tăng trưởng lá và cành.
Phân kali và lân để tăng chất lượng và độ ngọt của quả.
Chỉ cần tưới nước, không cần bón phân.
Phân hữu cơ hoai mục, không cần bổ sung khoáng chất.
Câu 10 (0,25 điểm). Cây chuối có những loại hoa nào?
A. Hoa đực và hoa cái.
B. Hoa đực và hoa lưỡng tính.
C. Hoa lưỡng tính.
D. Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
Câu 11 (0,25 điểm). Ở miền Nam nước ta nên trồng xoài vào thời điểm nào?
A. tháng 4 - 5.
B. tháng 2 - 3.
C. tháng 7 - 8.
D. tháng 8 - 9.
Câu 12 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi mô tả đặc điểm thân của cây chuối?
A. Thân cây chuối cao trung bình 3- 4 m.
B. Thân giả cây chuối có nhiều nhánh.
C. Phần nằm dưới đất là thân thật (còn gọi là củ chuối hoặc thân ngầm).
D. Phần nằm trên mặt đất được gọi là thân giả, do các bẹ lá xếp lớp lên nhau theo hình xoắn ốc.
Câu 13 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm lá cây chuối?
A. Lá chuối trưởng thành có chiều dài tới 3m, chiều rộng tới 0,6m.
B. Lá chuối mọc ra từ đỉnh sinh trưởng của chồi và nằm trong thân khoảng 2 tháng rồi vươn ra ngoài.
C. Cây chuối có lá kép.
D. Tuổi thọ của lá chuối trên cây khoảng 50 – 150 ngày.
Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói không đúng về đặc điểm thực vật học của cây sầu riêng?
Là hệ rễ cọc.
Là loài cây thân gỗ nhỏ.
Lá có màu đồng khi còn non.
Hoa là hoa lưỡng tính.
Câu 15 (0,25 điểm). Ở miền Bắc nước ta nên trồng xoài vào thời điểm nào?
A. tháng 4 - 5.
B. tháng 2 - 3.
C. tháng 7 - 8.
D. tháng 6 - 7.
Câu 16 (0,25 điểm). Đâu không phải là kĩ thuật trồng cây sầu riêng?
A. Thường được trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam.
B. Khoảng cách trồng thích hợp là cây cách cây, hàng cách hàng từ 6 m đến 10 m.
C. Đối với những vùng đất cao, đào hố tròn trồng cây với đường kính 80 cm.
D. Lượng phân bón lót cho một hố hoặc một ụ từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ.
Câu 17 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của quả cây chuối?
A. Khi chín, quả chuối có màu xanh.
B. Mỗi buồng chuối có 4 – 15 nải.
C. Mỗi nải chuối có 12 – 30 quả.
D. Khối lượng mỗi quả chuối khoảng 50 – 300g.
Câu 18 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói không đúng về rầy phấn trên cây sầu riêng?
Rầy phát triển với mật độ và số lượng cao trong các tháng mùa mưa.
Rầy tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
Lá bị rầy phấn hại thường có những chấm màu nâu, khi bị hại nặng lá rụng hàng loạt.
Trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non.
Câu 19 (0,25 điểm). Đâu không phải biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại?
A. Sử dụng giống kháng bệnh.
B. Cắt tỉa cây cho thông thoáng.
C. Bón phân cân đối kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đối kháng.
D. Sử dụng thuốc hóa học liều nặng ngay khi có triệu chứng bị sâu bệnh hại.
Câu 20 (0,25 điểm). “Biện pháp tăng cường bón phân hữu cơ” thuộc nhóm biện pháp nào trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài?
A. Biện pháp cơ giới.
B. Biện pháp canh tác.
C. Biện pháp sinh học.
D. Biện pháp hóa học.
Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao cần tỉa cành và tạo tán cây xoài?
A. Để hãm chiều cao giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển cành lá và quả.
B. Để giảm sản lượng vụ sau.
C. Để tăng lượng sâu, bệnh hại.
D. Để tăng chiều cao cây.
Câu 22 (0,25 điểm). Giai đoạn không nên tưới nước cho cây xoài là
A. giai đoạn ra quả.
B. giai đoạn ra lộc.
C. giai đoạn ra hoa.
D. giai đoạn trước ra hoa 2 - 3 tháng.
Câu 23 (0,25 điểm). Ở miền Nam nước ta, nên trồng cây chuối trong khoảng thời gian nào?
A. Tháng 1 – 4.
B. Tháng 5 – 8.
C. Tháng 9 – 10.
D. Tháng 11 – 12.
Câu 24 (0,25 điểm). Việc bón phân cho cây chuối nên được thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
A. Bón nhiều phân đạm liên tục trong suốt chu kỳ sinh trưởng.
B. Chỉ bón phân một lần sau khi trồng cây.
C. Kết hợp bón lót phân hữu cơ và bón thúc phân đạm, kali ở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng.
D. Bón phân vô cơ vào lúc thu hoạch để tăng năng suất.
Câu 25 (0,25 điểm). Biện pháp nào dưới đây giúp cây chuối chống chịu tốt hơn với các điều kiện thời tiết bất lợi?
A. Trồng cây ở nơi có bóng râm để giảm ánh sáng trực tiếp.
B. Che chắn gốc bằng rơm, cỏ khô và tưới nước đầy đủ.
C. Bón nhiều phân hóa học để cây phát triển nhanh.
D. Phun thuốc kích thích sinh trưởng thường xuyên.
Câu 26 (0,25 điểm). Để xử lý cây sầu riêng ra hoa đồng loạt, kỹ thuật nào sau đây được áp dụng đúng nhất?
A. Tăng cường bón phân đạm trước khi cây ra hoa để kích thích nảy chồi non.
B. Ngừng tưới nước từ 2-3 tuần trước khi xử lý ra hoa và bón phân lân kết hợp kali.
C. Tưới nước liên tục để đảm bảo cây không bị khô hạn.
D. Phun thuốc bảo vệ thực vật để ngăn ngừa rụng hoa tự nhiên.
Câu 27 (0,25 điểm). Khi cây chuối ra hoa, cần thực hiện công việc nào để đảm bảo chất lượng quả?
A. Tỉa bớt buồng hoa ở phần cuối để tập trung dinh dưỡng cho quả.
B. Tưới nước hàng ngày và bón thêm phân hóa học.
C. Cắt bỏ toàn bộ lá già để cây phát triển nhanh hơn.
D. Phun thuốc trừ sâu đều đặn để bảo vệ cây.
Câu 28 (025 điểm). Trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng, dấu hiệu nào cho thấy cây bị thiếu kali, và biện pháp nào là hiệu quả nhất?
Lá cây vàng úa, mép lá cháy, quả nhỏ và rụng sớm. Bổ sung phân đạm để tăng trưởng.
Lá cây có mép cháy và xoăn lại, quả nhỏ, chất lượng kém. Bón phân kali và tưới nước hợp lý.
Lá cây chuyển sang màu tím, cành non khô héo. Bổ sung phân lân để phục hồi cây.
Lá cây xanh đậm, không có dấu hiệu đặc biệt, chỉ cần tăng cường phân hữu cơ.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích đặc điểm thực vật học của cây chuối.
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao ở các tỉnh miền Nam nước ta, cây xoài ra hoa và phát triển vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5) và cho sản lượng, chất lượng xoài cao hơn miền Bắc?
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | C | C | A | D | C | B |
Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
C | B | D | A | B | C | B |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 |
B | B | A | A | D | B | A |
Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
D | B | C | B | B | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (2,0 điểm) | Đặc điểm thực vật học của cây chuối: - Bộ rễ: rễ chùm, gồm rễ ngang và rễ thẳng, mọc xung quanh củ chuối và phân bố ở lớp mặt đất, loại rễ sinh trưởng khỏe, đảm nhận chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Rễ thẳng mọc ở phía dưới củ, tác dụng chủ yếu giúp cây đứng vững. - Thân, cành: Thân củ, nằm dưới mặt đất, thân trên mặt đất là thân giả, hình trụ, xếp thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, cao từ 3 – 4m, đường kính 20 – 30cm. Thân cây 90% là nước, vì vậy cây chuối cần rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, phát triển. - Lá: mỗi cây từ 10 đến 15 lá tùy từng giống. Diện tích lá tương đối lớn, phiến lá 0,6m và dài tới 3m. Do có diện tích lá lớn nên cây chuối dễ bị thoát hơi nước qua lá. - Hoa: Thuộc loại hoa chùm, gồm 3 loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa cái có khả năng phát triển thành quả. - Quả: quả chuối thành nải trên trục hoa tạo thành buồng chuối, số quả của mỗi nải và số nải của mỗi buồng tùy thuộc vào từng giống. Qủa chín có màu vàng, thịt mềm, vị ngọt. |
Câu 2 (1,0 điểm) | Ở các tỉnh miền Nam nước ta, cây xoài ra hoa và phát triển vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5) vì: - Miền Nam có: + Đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa khô rõ rệt. + Vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây xoài ra hoa, kết trái và phát triển. + Khí hậu ổn định hơn với nhiệt độ cao, nắng nhiều, giúp cây xoài ra hoa đồng loạt và đạt năng suất cao. - Miền Bắc: có mùa đông lạnh, ẩm ướt, không phù hợp với sự phát triển của xoài, dẫn đến sản lượng và chất lượng xoài thấp hơn. |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận