Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 trồng cây ăn quả KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Cây ăn quả có múi thuộc họ

A. dừa.

B. cam quýt.

C. mít.

D. đào.

Câu 2 (0,25 điểm). Cây nhãn thuộc họ

A. bồ hòn.

B. cam quýt.

C. đào lộn hột.

D. dừa cạn.

Câu 3 (0,25 điểm). Cây nhãn cần ít nước trong thời kỳ nào?

A. Thời kỳ ra hoa.

B. Thời kỳ sinh trưởng của quả.

C. Thời kỳ ra lá

D. Thời kỳ quả chín.

Câu 4 (0,25 điểm). Thời vụ trồng nhãn tốt nhất là

A. mùa Xuân.

B. mùa khô.

C. mùa mưa.

D. mùa Đông.

Câu 5 (0,25 điểm). Đâu không phải là giống cây ăn quả có múi?

A. Cam.

B. Bưởi.

C. Dâu tây.

D. Quýt.

Câu 6 (0,25 điểm). Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây ăn quả lượng phân bón được chia thành bao nhiêu lần bón?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7 (0,25 điểm). Loại sâu nào không gây nguy hại cho cây nhãn?

A. Bọ xít.

B. Sâu kèn.

C. Sâu đục thân.

D. Sâu đục quả.

Câu 8 (0,25 điểm). Cho các phát biểu sau:

  1. Vỏ quả dày

  2. Vỏ quả mỏng

  3. Vỏ thường có màu xanh khi chín chuyển sang màu vàng

  4. Vỏ quả có các túi tinh dầu có mùi thơm đặc trưng.

  5. Hạt có màu xanh lục.

  6. Có hình bầu dục

Số phát biểu đúng về quả của cây ăn quả có múi:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9 (0,25 điểm). Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây ăn quả có múi, thời điểm nào không nên bón phân cho cây?

A. Tháng 1.

B. Tháng 6.

C. Tháng 8.

D. Tháng 12.

Câu 10 (0,25 điểm). Mục đích của việc bón phân khi cây ăn quả có múi bắt đầu ra hoa là gì?

A. Khôi phục sinh trưởng của cây, thúc đẩy cho các đợt lộc mới.

B. Thúc đẩy quá trình ra hoa nuôi dưỡng hoa và tăng khả năng đậu quả.

C. Nuôi dưỡng quả, hạn chế rụng quả và thúc đẩy quả lớn.

D. Thúc đẩy quá lớn và nâng cao chất lượng của quả.

Câu 11 (0,25 điểm). Kích thước hố trồng nhãn đối với đất phù sa đất đồng bằng là

A. rộng 80cm; sâu 40 - 60cm.

B. rộng 100cm; sâu 40 - 60cm.

C. rộng 100cm; sâu 60 - 80cm.

D. rộng 80cm; sâu 60 - 80cm.

Câu 12 (0,25 điểm). Làm thế nào để cải tạo đất và hạn chế cỏ dại cho nhãn?

A. Tưới nhiều nước.

B. Bón phân đúng  lúc.

C. Trồng xen cây họ Đậu.

D. Phủ bạt quanh gốc.

Câu 13 (0,25 điểm). Cây ăn quả có múi thường là loại thực vật ___________

A. thân leo.

B. thân mềm.

C. thân gỗ.

D. thân bò.

Câu 14 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây ăn quả có múi thường là

A. rễ cọc.

B. rễ chùm.

C. tuỳ từng giống.

D. tuỳ từng môi trường.

Câu 15 (0,25 điểm). Cây ăn quả có múi ngừng sinh trưởng khi nào?

A. dưới 12oC.

B. khoảng 30oC.

C. từ 23oC đến 29oC.

D. từ 12oC đến 39oC.

Câu 16 (0,25 điểm). Trong thời kỳ kinh doanh, lượng phân bón hữu cơ lần một là bao nhiêu?

A. 60%.

B. 80%.

C. 90%.

D. 100%.

Câu 17 (0,25 điểm). Cây ăn quả có múi chịu được cường độ ánh sáng nào sau đây?

A. 12 000 lux

B. 2 000 lux

C. 20 000 lux

D. 52 000 lux

Câu 18 (0,25 điểm). Giai đoạn nào cây cần hạn chế tưới nước?

A. Nảy mầm.

B. Phân hoá mầm hoa.

C. Ra quả.

D. Phát triển.

Câu 19 (0,25 điểm). Mục đích của việc cắt tỉa, tạo cành của thời kì kinh doanh cây ăn quả có múi là

  1. Tạo bộ khung tán khỏe

  2. Loại bỏ các cành chết, cảnh bị tổn thương

  3. Tạo bộ khung phân bố đều

  4. Cắt bớt các cành mọc chen chúc nhau

  5. Tỉa bỏ những quả nhỏ dị hình hoặc bị nhiễm sâu bệnh

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 20 (0,25 điểm). Để thúc đẩy quá trình ra hoa, ta có thể sử dụng Paclobutrazol có nồng độ

A. 0,05%.

B. 0,2%.

C. 0,01%.

D. 0,03%.

Câu 21 (0,25 điểm). Mỗi năm cây nhãn có thể ra bao nhiêu đợt cành?

A. 2 - 3 đợt.

B. 2 - 4 đợt.

C. 3 - 5 đợt.

D. 1 - 3 đợt.

Câu 22 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây nhãn thuộc loại rễ nào?

A. Rễ cọc.

B. Rễ chùm.

C. Rễ địa sinh

D. Rễ khí sinh.

Câu 23 (0,25 điểm). Lá non của nhãn có màu gì?

A. Đỏ.

B. Đỏ tím.

C. Xanh.

D. Vàng.

Câu 24 (0,25 điểm). Nhiệt độ hoa nhãn có thể thụ phấn, thụ tinh là

A. 20oC.                                         

B. 28oC.

C. 50oC.                             

D. 30oC.

Câu 25 (0,25 điểm). Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường trồng nhãn vào tháng mấy trong năm?

A. Tháng 8.

B. Tháng 2.

C. Tháng 6.

D. Tháng 12.

Câu 26 (0,25 điểm). Lượng nước cần tưới trong giai đoạn cây nhãn phân hóa mầm hoa là

A. 10 đến 20 lít/ cây.

B. 20 đến 30 lít/ cây.

C. 10 đến 25 lít/ cây.

D. 25 đến 40 lít/ cây.

Câu 27 (0,25 điểm). Mục đích của việc chặt rễ cây nhãn là

A. cho cây ngừng phát triển.

B. ức chế sinh trưởng của cây.

C. kích thích quá trình sinh trưởng của cây.

D. loại bỏ rễ xấu, bệnh.

Câu 28 (0,25 điểm). Nên bón thúc cho cây nhãn vào thời gian nào?

A. Khi ra hoa.

B. Sau khi thu hoạch quả.

C. Khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

D. Không cần bón thúc.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy đặc điểm của thực vật học của cây ăn quả có múi.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu lợi ích của việc áp dụng công nghệ trong trồng nhãn.

TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024  2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

B

A

D

C

C

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

B

B

A

B

A

C

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

C

A

A

D

A

B

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22 

Câu 23

Câu 24

B

D

C

A

B

A

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28 

 

A

D

B

C

 

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2,0 điểm)

Đặc điểm của thực vật học:

-  Bộ rễ: Là hệ rễ cọc gồm rễ chính và rễ bên. Rễ chính cắm sau xuống đất giúp cây đứng vững, rễ bên phân bố nông và phát triển mạnh ở tầng đất mặt từ 10 cm đến 30 cm, có chức năng chính là hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

- Thân, cành, lá: là cây thân gỗ nhỏ hoặc cây bụi lớn, có nhiều cành và phân cành thấp. Trong quá trình trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi cần chú ý đến việc cắt tỉa để đảm bảo độ thông thoáng của tán cây, hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại. Lá thường có màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài.

- Lá: thường có màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài.

- Hoa: thường là hoa lưỡng tính, có thể mọc ở đầu cành hoặc mọc từ nách lá, hoa đơn hoặc chum, cánh hoa thường có màu trắng hoặc màu trắng ngả vàng. Hầu hết cây ăn quả có múi đều tự thụ phấn, cũng có loại có thể thụ phấn chéo. Sự thụ phấn chéo làm tăng khẻ năng đậu quả nhưng làm cho quả có nhiều hạt.

- Quả: thường có hình cầu; vỏ quả dày, thường có màu xanh, khi chín có thể chuyển sang màu vàng, vỏ quả có các túi tinh dầu, có mùi thơm đặc trưn; bên trong gồm nhiều múi mọng nước, có vị ngọt hoặc chua tùy loại, hạt có màu tắng ngà.

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

Một số gợi ý về lợi ích của việc áp dụng công nghệ trong trồng nhãn:

- Tăng năng suất: Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và cảm biến độ ẩm giúp cung cấp nước và dinh dưỡng chính xác, từ đó nâng cao năng suất cây trồng.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Công nghệ giám sát và quản lý sâu bệnh giúp giảm thiểu tổn thất do bệnh hại, đảm bảo chất lượng trái nhãn cao hơn.

- Tiết kiệm chi phí: Các hệ thống tự động hóa trong tưới tiêu và bón phân giúp tiết kiệm nước, phân bón và nhân lực, giảm chi phí sản xuất.

- Nâng cao hiệu quả lao động: Sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại giúp giảm sức lao động thủ công, tăng hiệu quả làm việc.

….

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác